ClockThứ Năm, 08/06/2023 14:29

Cầu vượt Hộ thành hào: Cẩn trọng & có chiến lược

TTH - Ý tưởng làm cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến trao đổi, phân tích, gạn lọc những ý tưởng hay, phù hợp cho việc tiếp tục nghiên cứu giải pháp đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển di sản.

Trao giải cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”Tìm phương án thiết kế phù hợp với không gian di sảnKhởi động cuộc thi ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt Hộ Thành hào nối Thượng thành

leftcenterrightdel
 Ý tưởng thiết kế cầu đường bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành của tác giả Nguyễn Minh Anh

Ông Phan Tiến Đạt, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thừa Thiên Huế:

Hạn chế thấp nhấtviệc tác động vào di sản

Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành” là cuộc thi khó. Quần thể Di tích Cố đô Huế được bảo vệ rất chặt chẽ nên các phương án có không gian rộng, ý tưởng đồ sộ dù được ghi nhận là ý tưởng tốt cũng phải để qua một bên vì sẽ ảnh hưởng di tích. Tuy là cuộc thi sáng tạo, nhưng với công trình liên quan đến di sản, sự sáng tạo cần được tiết chế. Nhiều ý tưởng hay, độc đáo, nhưng khi xem xét yếu tố tác động đến di sản lại không khả thi.

leftcenterrightdel
 Ông Phan Tiến Đạt

Những phương án đạt giải là phương án có ý tưởng khả thi, đặc biệt hạn chế thấp nhất việc tác động vào di sản. Phương án tốt nhất cho giao thông là đi qua cây cầu ngắn nhất, dễ tiếp cận nhất.

Trong quá trình chấm thi, chúng tôi nhận ra ưu, khuyết điểm của các phương án để đúc kết lại làm sao tiếp cận Hộ thành hào bằng phương án khả thi nhất. Nếu có phương án được chọn triển khai thì còn phải bàn nhiều về giải pháp cụ thể, vì các phương án đều có một số khuyết điểm.

Ông Nguyễn Phong Cảnh, Giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế:

Nên hòa vào không gian cảnh quan di sản

Xem các ý tưởng thiết kế tham gia cuộc thi, tôi thấy có 3 kiểu kiến trúc khác nhau. Kiểu thứ nhất tạo điểm nhấn cho toàn bộ khu vực, không chỉ là giao thông và cần đầu tư nhiều kinh phí. Kiểu thứ hai làm cây cầu này một cách đơn giản, nhẹ nhàng, ít kinh phí nhất nhưng đưa vào những giải pháp chi tiết, như lan can, mái che cũng rất độc đáo. Kiểu thứ 3 làm cây cầu đơn giản, nhưng trên tuyến cầu có khu vực tạo điểm nhấn để du khách nhìn ngắm.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Phong Cảnh

Kiểu thứ 2 và 3 là hai phương án khả thi. Tuy nhiên, kiểu thứ 1 cũng cần tham khảo để có cái nhìn toàn diện và cũng có thể sử dụng phương án điểm nhấn đó để vừa giải quyết nhu cầu giao thông vừa tạo một công trình đẹp.

Khi thiết kế, nhiều kiến trúc sư quan tâm làm nổi bật cây cầu và coi đó là điểm nhấn cho toàn bộ khu vực. Cách thứ hai là làm cây cầu hòa vào không gian xung quanh, cảnh quan cũng như tạo thêm nét đẹp ẩn trong công trình. Theo tôi, cách thứ hai là phù hợp.

Nhiều phương án đặc biệt quan tâm đến việc không xâm phạm di sản. Nhiều ý tưởng đi xa hơn các tiêu chí của ban tổ chức đưa ra. Biết đâu, công trình này thành hiện thực không những đẹp nhất trong khu vực mà còn trên thế giới.

Ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin:

Sáng tạo mới sẽ bồi đắp thêm cho những giá trị đã có

Đây là cầu đi bộ vượt Hộ thành hào qua Thượng thành để đi vào Kinh thành, chủ yếu dành cho khách du lịch. Giá như cầu đi bộ này đồng thời làm thêm chức năng như một đài ngắm cảnh sẽ bổ sung thêm lý do cần thiết phải có nó. Công trình không chỉ là đường đi bộ để giải quyết xung đột giao thông, mà còn là điểm nhấn cho du khách có cơ hội được nhìn thấy được vẻ đẹp, tính điển lệ và cân xứng đặc trưng, hài hòa của Kinh thành Huế.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Xuân Hoa

Những người quan tâm tới di tích sẽ rất băn khoăn việc đặt công trình mới bên cạnh di tích. Băn khoăn đó là chính đáng. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta đừng đặt nặng việc gìn giữ di tích như thể là một công trình kiến trúc xơ cứng. Tôi rất mừng là trước khi làm việc này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khảo sát các di sản khác trên thế giới để thấy di tích sẽ không phải muôn đời đóng khung hoàn toàn bất biến. Tất nhiên, còn nhiều việc cần phải giải quyết.

Các tiêu chí cuộc thi đặt ra đều nhằm bảo vệ di tích. Nếu như có được ý tưởng tốt cộng thêm tài năng của người thiết kế, biết đâu 100 năm sau, cầu đi bộ vượt Hộ thành hào nối Thượng thành sẽ trở thành một di sản của Huế. Tôi tin sáng tạo là vô tận nên đừng ngại về những ý tưởng sáng tạo. Với tài năng, tâm huyết, nếu biết tôn trọng giá trị di sản thì những sáng tạo mới sẽ bồi đắp thêm cho những giá trị đã có.

Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử:

Cần cẩn trọng và có chiến lược

Trong lịch sử, khi xây dựng các cổng thành phục vụ cho phòng bị trong chiến tranh và là cửa ra vào cho quan lại, người dân, triều Nguyễn quy định rất rõ về chiều cao, kích thước. Đối với cổng thành đi vào Đại Nội cần kết hợp các yếu tố: tường thành, hệ thống lan can, các vọng lâu, hệ thống cầu đá bắc qua Hộ thành hào, cây xanh. Đây là sự hội tụ của nghệ thuật quần thể kiến trúc với quy mô đồ sộ.

leftcenterrightdel
 Ông Phan Tiến Dũng

Nếu thiết kế đồ sộ, có độ cao quá lớn sẽ khó khăn cho du khách, cần nghiên cứu làm sao đáp ứng được cho nhiều đối tượng: người già, trẻ em, người khuyết tật cũng như thích ứng trong điều kiện thời tiết nắng gắt, mưa nhiều của Huế.

Việc xây dựng cầu vượt Hộ thành hào nối Thượng thành cần hết sức cẩn trọng và phải có chiến lược lâu dài. Rút kinh nghiệm một số di tích trong nước khi triển khai các công trình đã gặp phải sự phản ứng của dư luận với hàng trăm bài báo và không thể thực hiện được. Những dự án phục vụ cho đô thị nếu ảnh hưởng đến di sản thì sẽ bị UNESCO đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới ngay lập tức.

Trong chiến lược lâu dài, tỉnh cần thành lập hội đồng chuyên môn, có sự tham gia của các bộ, ngành Trung ương, như: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam… đánh giá những mặt được và chưa được, tư vấn cho tỉnh để trình Chính phủ, cao hơn nữa là UNESCO.

Minh Hiền (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top