ClockThứ Hai, 06/12/2021 15:58

Phấn đấu giải quyết 100% hồ sơ thủ tục hành chính qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử

TTH.VN - Đó là mục tiêu hướng đến tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số, Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 vừa được UBND tỉnh ban hành.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn từ cơ sở toán – tin học ứng dụngXây dựng giải pháp thông minh, tạo lập thành phố đáng sốngLợi dụng khe suối, vận chuyển gỗ trái phépLấy người dân làm trung tâm trong công tác chuyển đổi sốChuyển đổi số góp phần phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hộiĐẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mạiTại sao việc tránh chuyển đổi số lại có hại cho doanh nghiệp của bạn? Nguyên tắc hoàn chỉnh tại W88Tăng hiệu quả kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Giao dịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh gắn với phòng chống dịch COVID-19 

Theo đó, đối với mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; 30% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 90% DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng...

Đối với mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng thành phố thông minh, phấn đấu đạt 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền...

Đối với mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin, phấn đấu đạt 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. 100% tỷ lệ cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các nội dung về xây dựng chính quyền số, xây dựng kinh tế số và xây dựng xã hội số.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Hướng tới nông thôn mới thông minh

Phát triển chính quyền số, các chủ thể kinh tế số và xã hội số ở nông thôn là 3 trụ cột của chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, đưa chương trình xây dựng NTM đi vào chiều sâu và bền vững.

Hướng tới nông thôn mới thông minh
Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

Đại học Huế với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu miền Trung, đã chủ động tích hợp công nghệ số vào công tác Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên (ĐTN - HSV) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường hiệu quả quản lý và đẩy mạnh phong trào sinh viên.

Chuyển đổi số trong thanh niên, sinh viên

TIN MỚI

Return to top