ClockThứ Ba, 23/11/2021 09:23

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”.

Tăng hiệu quả kinh doanh trên sàn thương mại điện tửXúc tiến thương mại xuyên biên giới: Chỉ bằng “cú kích chuột”Hỗ trợ theo nhu cầu của doanh nghiệpHoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ người tiêu dùngSửa đổi, bổ sung một số quy định về thương mại điện tửĐưa sản phẩm lên sàn xuyên biên giới

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số của công ty Rạng Đông. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Mục tiêu tổng quát của Đề án là nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Chính phủ, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại và doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên cơ sở hình thành, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số; nâng cao nhận thức và năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển ngoại thương và thương mại trong nước, góp phần tái cơ cấu ngành công thương.

Đề án nêu rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng, hình thành Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số với 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 200.000 doanh nghiệp được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số và 50% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại và 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của 10 thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Đề án phấn đấu 25% các dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 100.000 lượt doanh nghiệp và 25% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số; 100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại và bảo đảm an toàn thông tin.

100% các tổ chức xúc tiến thương mại và trên 100.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung, chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số.

Đồng thời, 100% thủ tục hành chính lĩnh vực xúc tiến thương mại đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia với 90% doanh nghiệp hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đề án triển khai xây dựng và phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành xúc tiến thương mại bao gồm mạng lưới xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; doanh nghiệp xúc tiến thương mại; ngành hàng, thị trường và các cơ sở dữ liệu khác phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại.

Cùng với đó là nền tảng kết nối giao thương trên môi trường số áp dụng công nghệ mới, hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin, cơ hội kinh doanh trong nước và quốc tế; nền tảng hội chợ, triển lãm nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thông tin, đối tác kinh doanh trên môi trường số; đào tạo trực tuyến (E-learning) tích hợp các kho học liệu, thư viện điện tử, hỗ trợ tra cứu thông tin, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; nền tảng định danh điện tử cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại; các nền tảng chuyên ngành khác phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại.

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số phải được xây dựng theo kiến trúc tổng thể, thống nhất, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ, kỹ thuật theo quy định; bảo đảm khả năng vận hành thông suốt, nâng cấp, mở rộng, kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu. Đồng thời, xây dựng, phát triển, thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại; nhân rộng các mô hình thành công.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Hương Trà: Hướng đến cung cấp dịch vụ công chất lượng cao

Ngày 17/10, UBND TX. Hương Trà tổ chức Hội nghị thẩm định và tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm bộ chỉ số đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tổng thể theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 18091:2020 (TCVN ISO 18091:2020). Tham dự có đại diện Bộ Khoa học & Công Nghệ (KH&CN), Sở KH&CN, các ban ngành hữu quan.

Hương Trà Hướng đến cung cấp dịch vụ công chất lượng cao

TIN MỚI

Return to top