ClockThứ Ba, 31/07/2018 08:17

Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam

TTH.VN - Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 930/QĐ-TTg.

Điểm tựa nơi biển xa

Đề án trên được triển khai tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập; các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam với mục tiêu mọi người dân được cung cấp thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước qua các phương tiện thông tin đại chúng về biển, đảo Việt Nam; đặc biệt chú trọng tuyên truyền cho người dân các địa phương ven biển trong việc khai thác, sử dụng và gìn giữ tài nguyên, môi trường biển, đảo.

90% giáo viên dạy môn lịch sử, địa lý trong các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản trung ương và địa phương; cán bộ cơ sở Truyền thanh, Truyền hình cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển, đảo Việt Nam.

100% sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung học cơ sở được cung cấp thông tin, kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Đề án sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội dung sau:

1- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo.

2- Các văn bản pháp luật quốc tế, thỏa thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc tế có liên quan đến biển, đảo.

3- Những chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.

4- Phát triển kinh tế biển, đảo, đặc biệt là những ngành kinh tế mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải, khai thác và chế biến hải sản, du lịch biển và kinh tế đảo, xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển; bảo vệ môi trường.

5- Giáo dục cho ngư dân về các quy định pháp luật trong hoạt động thủy sản như: Nuôi trồng, thủy, hải sản, đánh bắt xa bờ, hậu cần nghề cá…; chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn lực đầu tư, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; ứng phó với rủi ro, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, dự báo ngư trường, thời vụ, thời tiết, đối tượng đánh bắt; chính sách khuyến khích ngư dân định cư lâu dài; gương cá nhân, tập thể tiên tiến, điển hình trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top