ClockThứ Sáu, 16/04/2021 07:15

Giám sát để đảm bảo an sinh xã hội

TTH - Giám sát tình hình thực hiện an sinh xã hội được các cấp chính quyền huyện Phong Điền quan tâm thực hiện. Từ đó, các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng (NCCCM), đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) và các đối tượng ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh được đảm bảo.

An sinh xã hội cho người yếu thếĐưa tết đến gần hơn với trẻ em, người già, gia đình khó khăn

Giám sát việc chi trả tiền hỗ trợ người bị mất việc do ảnh hưởng dịch COVID-19 tại xã Điền Hòa (Phong Điền)

Giám sát, chỉ đạo thực hiện hàng ngàn hồ sơ

Được các cấp, ngành của huyện Phong Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm hoàn thiện hồ sơ, cuối năm 2018, bà Lê Thị Hài (thôn Mỹ Hòa, Điền Lộc, Phong Điền) được Nhà nước Phong tặng danh hiệu cao quý “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Theo hồ sơ, trước đây, bà Hài lấy ông Lê Văn Dai và sinh hạ được 1 người con trai duy nhất là anh Lê Văn Thử. Tuy nhiên, do chiến tranh, ông Dai tham gia hoạt động cách mạng và không trở về. Con trai bà Hài tham gia kháng chiến chống Mỹ và hy sinh năm 1969. Sau khi con hy sinh, bà Hài đi bước nữa và không sinh người con nào. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ công nhận bà Hài là “Mẹ Việt Nam Anh hùng” (có 1 người con duy nhất hy sinh) thì gặp vướng mắc.

Ông Nguyễn Văn Lương, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Phong Điền cho biết, qua giám sát, HĐND huyện cũng như UBND huyện đã đề nghị phòng xem xét lại trường hợp vướng mắc này. Theo đó, phòng đã chuyển hồ sơ sang Công an huyện. Từ kết quả xác minh của Công an huyện cho thấy, bà Hài lấy ông Hoàng Rõi (chồng thứ 2) và không sinh thêm người con nào. Như vậy, liệt sĩ hy sinh là người con duy nhất của bà Hài và bà Hài đủ tiêu chuẩn để được Phong tặng “Mẹ Việt Nam Anh hùng”. Ngày 30/7/2018, Chủ tịch nước đã cấp bằng phong tặng bà Hài là “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Bà Hài vui mừng cho biết, từ khi bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”, ngoài được hưởng các chính sách liên quan đến tiền trợ cấp, bà được Nhà nước quan tâm cử người phục vụ nấu ăn hàng ngày. Những dịp lễ, tết, bà được nhiều tổ chức thăm, tặng quà.

Trên địa bàn huyện Phong Điền từ năm 2016 đến nay, HĐND-UBND huyện đã giám sát, chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện tiếp nhận, trình các cấp thẩm quyền giải quyết, ban hành quyết định và hưởng các khoản trợ cấp đối với 1.548 hồ sơ, nâng tổng số hồ sơ được giải quyết lên 3.742 hồ sơ. Trong đó, tặng Huân chương Độc lập cho 46 gia đình có nhiều liệt sĩ; tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho 233 mẹ; quyết định thờ cúng liệt sĩ cho 2.150 thân nhân; trao bằng liệt sĩ cho 3 trường hợp; trao quyết định hưởng chế độ cho 412 người tham gia hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị bắt, tù đày… Bình quân số tiền trợ cấp hàng tháng chi trả cho các đối tượng chính sách gần 4,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn chi trả các khoản như: trợ cấp 1 lần, ưu đãi giáo dục, điều dưỡng luân phiên hàng năm, bảo hiểm y tế... với số tiền hàng năm khoảng 20 tỷ đồng.

Giám sát để khắc phục tồn tại, hạn chế

Nhiệm kỳ 2016-2021, HĐND huyện Phong Điền đã tiến hành 45 cuộc giám sát tại các đơn vị, cơ quan với các nội dung tập trung vào các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Thông qua giám sát, HĐND huyện đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề nghị UBND huyện và các phòng, ban liên quan thực hiện trong thời gian tới.

Đó là các vấn đề như: tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công và đối tượng bảo trợ xã hội đảm bảo theo quy định, không bỏ sót đối tượng được hưởng chính sách; không để tồn đọng hồ sơ chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý kinh phí và chi trả chính sách; thường xuyên rà soát và thực hiện điều chỉnh tăng giảm các đối tượng kịp thời khi có biến động...

Ông Nguyễn Văn Lương, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện thông tin, từ kết luận của đoàn giám sát HĐND huyện, phòng đã có kế hoạch khắc phục. Riêng trong tháng 3/2021, phòng đã lập thủ tục và chi trả cho 58 người bị thương do bão lũ với số tiền 87 triệu đồng; hoàn thành các thủ tục hỗ trợ 60 nhà ở bị thiệt hại do bão lũ năm 2020 với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Phong Điền khẳng định: Đối với công tác an sinh xã hội, HĐND huyện yêu cầu UBND huyện báo cáo hàng quý để HĐND giám sát; đồng thời theo dõi việc khắc phục tồn tại, hạn chế của các phòng chức năng và UBND huyện đối với những kết luận của đoàn giám sát HĐND huyện. HĐND huyện sẽ lập đoàn giám sát đột xuất đối với việc thực hiện hỗ trợ khi có thiên tai bão lũ, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, sớm xây dựng huyện trở thành thị xã như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Huyện Phong Điền hiện đang quản lý và thực hiện chính sách cho 11.231 đối tượng người có công với cách mạng và 7.468 người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng người nghèo đón Tết an vui

Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, MTTQ các cấp trên toàn TP. Huế lại tất bật với các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết cho hộ nghèo và các đối tượng xã hội thuộc diện khó khăn.

Cùng người nghèo đón Tết an vui
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp là một trong những thành quả quan trọng của việc thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tăng chất lượng tín dụng chính sách từ hoạt động giám sát
Sau sáp nhập là tăng tốc

Song song với việc khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Phú Lộc nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Sau sáp nhập là tăng tốc
Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng, đến năm 2030 thành phố cần khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội (NOXH). Song hiện nay cung chưa đáp ứng cầu. Vì vậy, các sở, ngành đang đề xuất tháo gỡ những khó khăn liên quan để phát triển NOXH, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian tới.

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top