ClockThứ Năm, 22/06/2017 05:51

Đưa nước sạch lên Nam Đông

TTH - Sau nhiều năm chờ đợi, hàng ngàn hộ dân thuộc 5 xã vùng trên huyện Nam Đông (Thượng Nhật, Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Giang, Hương Hữu) rất đỗi vui mừng khi Chủ tịch UBND tỉnh có công văn thống nhất chủ trương đầu tư hệ thống cấp nước sạch 5 xã này với kinh phí gần 54 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ quý IV/2017 và hoàn thành trong quý IV/2018.

Lãnh đạo HueWACO khảo sát xây dựng Nhà máy cấp nước ở Thượng Long

Ông Trương Công Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) thông tin: Năm 2010, công ty đã lập dự án cấp nước cho Nhà máy Xi măng Nam Đông; trong đó, công ty xây dựng một nhà máy nước sạch tại xã Thượng Long, cấp nước sạch cho người dân 5 xã nói trên. Tuy nhiên, dự án này chưa thực hiện được do không đăng ký được nguồn kinh phí từ quỹ tín dụng JICA và Nhà máy Xi măng Nam Đông không triển khai.

Từ đó đến nay, 5 xã trên vẫn chưa được cấp nước sạch, chỉ có 13 hệ thống nước tự chảy với công nghệ lạc hậu, chất lượng nước thấp, thiết kế không đúng kỹ thuật, mạng lưới đa phần là ống nhựa tái sinh, thất thoát cao. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân ở đây được sử dụng nước tự chảy rất ít, vẫn còn nhiều người phải ra khe suối lấy nước về sử dụng, sinh hoạt.

Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri, người dân có nguyện vọng đầu tư một nhà máy cấp nước nhằm giải tỏa cơn “khát nước sạch” kéo dài. Trăn trở trước nguyện vọng của người dân, ông Trương Công Nam cùng lãnh đạo công ty đã tham mưu UBND tỉnh sử dụng nguồn kinh phí từ các nguồn ngân sách. Trong đó, có kinh phí từ nguồn cổ tức được chia của phần vốn nhà nước tại công ty, nguồn tiết kiệm chi phí đầu tư, tiết giảm tiền lương và tăng năng suất lao động, nguồn khấu hao từ tiền thuê tài sản, cộng với vốn kinh phí khen thưởng huyện Nam Đông trong xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn ODA.

Dự án “Đầu tư hệ thống cấp nước 5 xã vùng trên thuộc huyện Nam Đông” được phân thành 3 hạng mục do 3 đơn vị làm chủ đầu tư với tổng kinh phí gần 54 tỷ đồng. Trong đó, hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước sạch Thượng Long với công suất 2.000m3/ngày đêm, lắp đặt 23,7km ống truyền tải và phân phối D50- D225 ở 3 xã Thượng Long, Thượng Quảng, Hương Giang và lắp đặt 2.400 đồng hồ nước cho 5 xã do HueWACO làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 42,477 tỷ đồng.

Theo khảo sát của HueWACO, hiện toàn huyện Nam Đông có 6/11 xã, thị trấn chưa được cấp nước sạch với 2.116/5.774 hộ (chiếm 36,65%).

Hạng mục lắp đặt 24,8km ống truyền tải và phân phối D50- D225 ở 2 xã Hương Hữu, Thượng Nhật do UBND huyện Nam Đông làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Hạng mục thứ 3 lắp đặt 16,64km ống phân phối D50- D160 là một phần mạng lưới tuyến ống của 2 xã Thượng Long, Thượng Quảng, do Ban Quản lý dự án Hành lang bảo tồn sinh học tiểu vùng Mekong mở rộng- giai đoạn 2 (BBC) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 3,69 tỷ đồng.

Ông Trương Công Nam thông tin, hiện nay phương án cấp nước do HueWACO lập đã được UBND tỉnh phê duyệt. Công ty đã nhiều lần tiến hành khảo sát và chọn nguồn nước từ suối A Kỳ (xã Thượng Long). Dự án cũng đã được thiết kế. Dự kiến, quý IV/2017 các đơn vị sẽ tiến hành khởi công và quý IV/2018 hoàn thành đưa vào sử dụng. Dự án hoàn thành sẽ cấp nước sạch an toàn, bền vững cho 95% dân số 5 xã nói trên, đảm bảo an ninh nước và góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng cho người dân huyện miền núi Nam Đông.

Ông Trần Quốc Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, cả 3 hạng mục trên đều do HueWACO thiết kế và giám sát. Trong thời gian thi công, huyện sẽ phối hợp tốt nhằm đảm bảo chất lượng công trình. Khi hoàn thành, sẽ bàn giao toàn bộ dự án cho HueWACO vận hành và quản lý.

Thái Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương

Những phiên chợ vùng cao tại Thừa Thiên Huế đang dần khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là nơi để bà con trao đổi hàng hóa, góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, đồng thời phát triển du lịch và tạo động lực nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Phiên chợ vùng cao góp phần quảng bá sản phẩm địa phương
Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới

Với mô hình Đoàn cơ sở “3 chủ động”, các tổ chức cơ sở đoàn trên địa bàn huyện A Lưới đã tạo chuyển biến tích cực trong phong trào đoàn, cũng như công tác đoàn kết tập hợp đoàn viên, thanh niên.

Đoàn cơ sở “3 chủ động” tại vùng cao A Lưới
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

TIN MỚI

Return to top