ClockThứ Hai, 18/10/2021 07:17

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn vừa ký ban hành Công điện truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững nhân Ngày vì người nghèo Việt Nam.

Cụ thể hoá giảm nghèo bền vững và xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng caoCó đúng là thu nhập của người dân giảm ít?Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%/nămNhững công trình ý nghĩaThêm sự hỗ trợ cần thiếtThực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèoCân đối nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19Xây dựng nông thôn mới gắn giảm nghèo bền vữngCác nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động vì khí hậu

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp xoá đói giảm nghèo

Công điện nêu rõ: Nhân Ngày vì người nghèo Việt Nam (17/10), Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đồng chí Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo; tiếp tục quan tâm, chăm lo tốt hơn cho những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo bị ảnh hưởng, tác động bởi thiên tai, đại dịch COVID-19.

2. Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp khác phục vụ hiệu quả cho công tác giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương khẩn trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

3. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị xã hội; huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, trên tinh thần phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc tổ chức thực hiện tốt phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, các phong trào, chương trình hành động thiết thực, hiệu quả vì người nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo đa chiều, bền vững.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

TIN MỚI

Return to top