ClockThứ Tư, 28/07/2021 15:49

Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo

Sáng 28/7, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, với 474/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội).

Cân đối nguồn lực các chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19Xây dựng nông thôn mới gắn giảm nghèo bền vữngTiết kiệm để giúp nhauGiảm nghèo đa chiềuGiảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Nghị quyết nêu rõ, Chương trình đặt ra mục tiêu tổng quát là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Trong đó, Chương trình đặt ra những mục tiêu cụ thể như: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 48.000 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư phát triển: 20.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng và huy động từ nguồn hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng. Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình bảo đảm hiệu quả.

Chương trình được thực hiện trên nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng.

Chương trình quy định định mức phân bổ cụ thể ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, mục tiêu kế hoạch hằng năm. Quá trình triển khai thực hiện Chương trình, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về giảm nghèo bền vững; xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng về thoát nghèo, giảm nghèo bền vững; đồng thời bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; khơi dậy, phát huy tinh thần nỗ lực, tự lực vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng.

Quốc hội giao Chính phủ trong quá trình điều hành tiếp tục chỉ đạo rà soát, bảo đảm không để trùng lặp, bỏ sót nội dung, đối tượng hỗ trợ; có cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư; cân đối, bổ sung ngân sách trung ương để thực hiện  tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo và có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình; nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giảm nghèo bền vững, khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân, cộng đồng.

Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Năm 2025 tổng kết việc thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.

Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ triển khai, xây dựng kế hoạch, cân đối bố trí ngân sách địa phương, phối hợp, lồng ghép với ngân sách trung ương và huy động tối đa các nguồn lực khác để thực hiện Chương trình trên địa bàn, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên cùng địa bàn; khuyến khích địa phương có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy giảm nghèo bền vững. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp cuối năm và báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, và nhân dân giám sát việc thực hiện Chương trình.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày cho thấy, về phạm vi, đối tượng của Chương trình, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí về phạm vi, đối tượng của Chương trình; có ý kiến đề nghị phạm vi không dàn trải trên cả nước, có ý kiến đề nghị phạm vi bao gồm tất cả các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, các xã an toàn khu. Có ý kiến đề nghị cần mở rộng đối tượng của Chương trình là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước; bổ sung đối tượng nghèo ở thành thị, đối tượng nghèo tha hương.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Nghị quyết quy định Chương trình thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; giao Chính phủ trong quá trình điều hành tiếp tục chỉ đạo rà soát, bảo đảm không để trùng lặp, bỏ sót nội dung, đối tượng hỗ trợ. Việc rà soát, xác định hộ nghèo sẽ dựa trên cơ sở chuẩn nghèo đa chiều và bộ tiêu chí đo lường các chiều nghèo.

Về dự kiến nguồn lực thực hiện Chương trình, các ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần cân đối để tăng nguồn vốn; cơ cấu và phân bổ nguồn vốn phù hợp; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; bố trí nguồn lực cho các dự án hợp lý, có nguyên tắc ưu tiên nguồn lực; xác định cơ cấu nguồn vốn trung ương, địa phương, nguồn vốn khác; tính toán nguồn lực đối với các địa phương không cân đối được ngân sách; huy động hợp lý với các địa bàn khó khăn...

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã quy định cụ thể vốn ngân sách Trung ương (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), vốn ngân sách địa phương, vốn huy động hợp pháp khác và giao Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình bảo đảm hiệu quả và khả thi. Nguồn vốn thực hiện Chương trình được quy định trên cơ sở đề xuất của Chính phủ sau khi đã cân đối ngân sách và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cũng đã dành 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho Chương trình.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tại thị xã Hương Trà đã huy động nhiều nguồn lực, sáng tạo trong cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở địa phương.

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

TIN MỚI

Return to top