ClockThứ Tư, 12/01/2022 17:42

Đảm bảo an dân, an sinh trong đại dịch COVID-19

TTH.VN - Chiều 12/1, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2021. Tham dự và chỉ đạo hộ nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tại Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các sở, ban, ngành cùng tham dự.

Gói hỗ trợ an sinh thiết thực, tạo sự đồng thuận xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tiếp nhận gói hỗ trợ hơn 3,2 tỷ đồng từ Tập đoàn địa ốc Kim Oanh 

Năm 2021, cùng với các bộ, ngành, địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, với mục tiêu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đáng chú ý, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện “mục tiêu kép” với ưu tiên hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh người dân; cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều biện pháp để bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người dân gặp khó khăn, phục hồi thị trường lao động, giải quyết việc làm.

Theo báo cáo, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP toàn quốc là trên 35,9 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ trên 31,28 triệu lượt đối tượng. Triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP, đến nay đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho trên 12,8 triệu lao động với số tiền hỗ trợ trên 30,5 nghìn tỷ đồng...

Bộ LĐ-TB&XH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030; tập trung xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Ước thực hiện cả năm tuyển mới giáo dục nghề nghiệp khoảng 1.896 nghìn người, đạt khoảng 80% kế hoạch.

Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 0,52% so với cuối năm 2020; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,34%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 4%...

Tại Thừa Thiên Huế, công tác an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo. Trong năm đã giải quyết việc làm cho 14.737 lao động, đạt 92,1% kế hoạch (trong đó, có 482 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Đã triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch; chi hỗ trợ cho 129.129  đối tượng với 65,880 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 42,263 tỷ đồng, ngân sách địa phương 23,62 tỷ đồng.

Tỉnh quan tâm chăm lo tốt các đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 ước giảm còn 3%...

6 giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2022

Năm 2022, ngành LĐ-TB&XH đề xuất các cấp, các ngành thực hiện tốt 6 giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, việc làm: Duy trì lực lượng lao động, nhất là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm tăng trưởng, tăng cường các biện pháp giữ chân người lao động đang làm việc, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hỗ trợ người lao động được vay vốn giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Thứ hai, tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và thiên tai, rủi ro. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, tăng khả năng kết nối cung - cầu trên thị trường, hình thành hệ thống thu thập, chia sẻ thông tin về việc tìm người và người tìm việc...

Thứ ba, phát triển giáo dục nghề nghiệp, tăng cường đào tạo thường xuyên, đào tạo lại lao động và tăng cường chuẩn hóa chất lượng lao động trình độ kỹ năng nghề giúp người lao động có cơ sở và cơ hội thuận lợi học tập nâng cao trình độ kỹ năng đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cao, có kỹ năng cho thị trường lao động.

Thứ tư, tăng cường hiệu quả các chính sách an sinh xã hội hiện hành, nỗ lực hướng tới hệ thống an sinh đáp ứng với các cú sốc diện rộng.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Thứ sáu, chăm lo, tạo môi trường an toàn để bảo đảm phát triển đầy đủ quyền của trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH - Đào Ngọc Dung đề nghị, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp chăm lo chu đáo nhất để mọi người, mọi nhà, nhất là người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số và những người bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đầm ấm, vui tươi, an toàn, không để ai bị thiếu ăn, không ai không có Tết.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống an sinh góp phần quan trọng bảo đảm đời sống của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Năm 2025, BHXH thành phố Huế triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… nhằm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp người dân phòng tránh các rủi ro, bệnh tật.

Phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

TIN MỚI

Return to top