ClockThứ Sáu, 14/01/2022 06:02

Có thỏa ước lao động tập thể, người lao động an tâm

TTH - Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) chất lượng sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giúp họ an tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển.

Hai tập thể, cá nhân của Đại học Huế được trao tặng Huân chương Lao động hạng NhấtBà Hồ Thị Đoan Trang giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. HuếSửa quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao độngTrao 3 Cờ thi đua, 8 Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho các tập thể

Tặng quà hỗ trợ đoàn viên khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Những chuyển biến

Vượt 40% kế hoạch đề ra, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Huế là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh về thực hiện “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” năm 2021.

Ông Trần Văn Đồng, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế cho biết, năm qua, LĐLĐ thành phố đã hướng dẫn các công đoàn cơ sở (CĐCS) phát huy vai trò, người đại diện lao động, trong việc thương lượng và ký kết TƯLĐTT. Qua đó, ký mới được 14 TƯLĐTT, nâng số TƯLĐTT lên 121 bản, đạt 83,45%. 

Chất lượng của các bản TƯLĐTT đã có nhiều chuyển biến, một số nội dung có lợi hơn so với Luật được thương lượng, đưa vào thỏa ước và tổ chức thực hiện, như: quy định bảo đảm việc làm, tiền lương, tiền thưởng, chế độ hiếu hỷ, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ việc riêng... Tiêu biểu như Công ty TNHH Trí Huy, Công ty TNHH Hưng Long, Công ty TNHH Minh Hòa, Công ty TNHH Khách sạn Kinh Thành Huế, Công ty CP Thương mại Huế, Công ty CP Du lịch DMZ. “Nhiều thỏa ước được ký kết phù hợp với bối cảnh dịch hiện nay, chẳng hạn người sử dụng lao động đóng bảo hiểm 100% cho người lao động làm việc 50% thời gian, còn người lao động chấp thuận làm việc 70% thời gian nhưng nhận lương 50%”, ông Đồng cho biết.

Trong 11/12 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trực thuộc LĐLĐ thị xã Hương Trà đã ký kết TƯLĐTT, các đơn vị như Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư và Phát triển Trường Sơn, Công ty TNHH Coxano - Trường Sơn, Công ty TNHH Quang Quân, Công ty cổ phần Thương mại và Sản xuất bê tông Thừa Thiên Huế… đã xây dựng được quy định về trợ cấp khó khăn cho người lao động với mức từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng và chế độ dành cho lao động nữ như tặng quà nhân dịp ngày 8/3 và 20/10, có phòng trữ sữa cho bà mẹ nuôi con nhỏ.

Cũng nhờ chủ động tích cực của các cấp công đoàn trong tổ chức thương lượng, ký kết, giám sát TƯLĐTT, nhiều công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh đã thực hiện đàm phán với người sử dụng lao động tại Hội nghị người lao động bổ sung các điều khoản có lợi vào TƯLĐTT về việc tăng suất ăn, cung cấp vitamin C… cho CNLĐ để nâng cao sức khỏe, đáp ứng công việc và tăng khả năng đề kháng với dịch COVID-19. Có công ty nâng mức ăn cho người lao động từ 17.000 đồng lên 22.000 đồng.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 316 doanh nghiệp có CĐCS. Trong đó, có 273 doanh nghiệp có CĐCS thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (đạt tỷ lệ 86.4%). Riêng năm 2021, có 31 bản TƯLĐTT được ký mới, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, doanh nghiệp và nguyện vọng chính đáng của người lao động.

Nâng kỹ năng thương lượng

Theo ông Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, TƯLĐTT góp phần quan trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, người lao động yên tâm, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh luôn tập trung thực hiện song bên cạnh nỗ lực đạt được, hiện vẫn còn những TƯLĐTT chưa đảm bảo theo quy định, mang tính đối phó. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa ký kết TƯLĐTT.

Để nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện hiệu quả TƯLĐTT, LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn về kỹ năng đàm phán, thương lượng và pháp luật về doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, CĐCS trong các doanh nghiệp; nghiên cứu thành lập tổ tư vấn về thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở các cấp công đoàn để hỗ trợ, tư vấn cho CĐCS trong các doanh nghiệp và người lao động trong các doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS.

Bà Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh cho biết, năm qua, đơn vị đã mở 4 lớp tập huấn nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết thực hiện TƯLĐTT cho trên 100 cán bộ CĐCS trực thuộc. Từ các lớp tập huấn, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở được trang bị kiến thức, kỹ năng trong thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể để có giải pháp tháo gỡ, tiến tới ký kết thỏa ước với nội dung có lợi cho người lao động trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về lao động, công đoàn cũng như việc thực hiện thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT ở các đơn vị, doanh nghiệp cũng được các cấp công đoàn trong tỉnh áp dụng để nâng cao chất lượng TƯLĐTT, góp phần xây dựng mối quan hệ tiến bộ, hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Bài, ảnh: Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Hút vốn FDI

Cùng với đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư, việc đồng hành của chính quyền nhằm thúc đẩy các dự án được ví như “thỏi nam châm” thu hút các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) (*).

Hút vốn FDI
Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

Chăm sóc sắc đẹp, công nghệ thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật ô tô điện... là một số ngành mới gần đây được đưa vào đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Đây là những ngành nghề mới, dễ tạo ra cơ hội việc làm cho học viên khi ra trường.

Nghề mới, cơ hội mới cho người lao động

TIN MỚI

Return to top