ClockThứ Ba, 24/07/2018 21:08

Chế độ hỗ trợ người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2018/NĐ-CP quy định chế độ hỗ trợ và một số chế độ đãi ngộ khác đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài.

Công tác chăm lo đời sống người có công ngày càng tốt hơnQuy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng

Đối tượng áp dụng gồm:

1- Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, đang định cư ở nước ngoài nhưng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng do hoạch định biên giới Quốc gia. 

2- Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài, gồm: 

- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào Quân đội trước ngày 20/7/1954 đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ ngày 31/12/1960 trở về trước.

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ, tuyển dụng từ ngày 30/4/1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài).

- Dân quân tập trung ở miền Bắc, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1964 đến ngày 27/1/1973 (đối với dân quân tập trung thuộc các xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 và các xã nằm trong khu phi quân sự trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30/4/1975).

- Du kích tập trung (bao gồm cả lực lượng mật) tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

- Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

- Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1950 đến ngày 30/4/1975 (bao gồm cả thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 1965 đến ngày 30/4/1975).

3- Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, gồm:

- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội, công an, cơ yếu sau ngày 30/4/1975, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 1979 đến ngày 31/12/1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 7/1/1979, truy quét Ful rô từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK 1); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01 năm 1979 đến ngày 31/8/1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 31/12/1988, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 1/1/1995 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài) (*).

- Công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân, viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý; thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30/4/1975, thôi việc trước ngày 1/1/1995, có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc, Tây Nam, truy quét Ful rô hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia trong khoảng thời gian và địa bàn như đối với đối tượng quy định tại (*) nêu trên.

4- Dân công hỏa tuyến, được Ủy ban hành chính hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn sau đây, đang định cư ở nước ngoài:

- Tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 20/7/1954; chống Mỹ từ sau ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975, địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia.

- Tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trong khoảng thời gian và địa bàn như quy định đối với đối tượng tại (3) nêu trên.

5- Thân nhân của đối tượng quy định tại (1), (2), (3) và (4) nêu trên, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

6- Thân nhân quy định tại (5) nêu trên ở trong nước được đối tượng quy định tại 1, 2, 3 và 4 nêu trên ủy quyền lập hồ sơ, nhận chế độ, chính sách (người được ủy quyền). 

Chế độ hỗ trợ

Về chế độ hỗ trợ, đối với đối tượng quy định tại (1) nêu trên:

+ Đối với đối tượng còn sống, chế độ hỗ trợ được tính từ (tháng, năm) dừng hưởng đến (tháng, năm) có quyết định thực hiện chế độ hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.

+ Đối với đối tượng đã từ trần, thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ tính từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.

+ Đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ được hưởng chế độ hỗ trợ tính từ thời điểm (tháng, năm) dừng hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đến thời điểm tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 18 tuổi.

+  Đối tượng đã được hưởng chế độ hỗ trợ (đối với đối tượng còn sống), khi từ trần, thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ; thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ lần này được tính từ tháng sau liền kề tháng, năm có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ lần trước, đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.

Đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên được hưởng chế độ hỗ trợ, mức hưởng được tính theo số năm thực tế tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến (gọi chung là thời gian công tác). Cụ thể như sau: Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ bằng 4 triệu đồng; trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.

Trường hợp đã từ trần trước ngày 5/9/2018 thì thân nhân đối tượng quy định tại (5) nêu trên được hỗ trợ một lần bằng 6 triệu đồng.

Về thời gian tính hưởng chế độ, đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân là tổng thời gian công tác thực tế trong quân đội, công an, cơ yếu (trừ thời gian đi lao động hợp tác quốc tế). Các đối tượng còn lại là thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian và địa bàn quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên.

Trường hợp, một người có thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia dân công hỏa tuyến thuộc các nhóm đối tượng khác nhau quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên hoặc có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn. Trừ thời gian đã được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ.

Thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ một lần nếu có tháng lẻ thì đủ 06 tháng trở lên được tính bằng một năm, dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.

Đối tượng quy định tại (1) nêu trên, đồng thời thuộc đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên thì được hưởng cả chế độ hỗ trợ với đối tượng quy định tại (1), đối tượng quy định tại (2), (3) và (4) nêu trên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 5/9/2018.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 nghìn suất quà Tết tặng người có công và đối tượng bảo trợ xã hội

Để chăm lo cho mọi gia đình đón năm mới vui tươi, đầm ấm, dịp tết Ất Tỵ 2025, cùng với quà của Chủ tịch nước, thành phố Huế và các địa phương trích ngân sách tặng 104.743 suất quà cho người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Hơn 100 nghìn suất quà Tết tặng người có công và đối tượng bảo trợ xã hội
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nhận định, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện trải dài khắp tất cả các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là chìa khóa để tạo nên mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia trong khối khu vực.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số và lưới điện toàn khu vực ASEAN là chìa khóa liên kết khu vực

TIN MỚI

Return to top