ClockThứ Ba, 31/07/2018 09:03

Hoàn cảnh đáng thương của một học sinh lớp 4

TTH - Đôi mắt ngấn lệ khi nói về người mẹ không may vừa qua đời cách đây 2 tháng do tai nạn giao thông của em Nguyễn Thị Như Ái, học sinh lớp 4/1, Trường tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Phong Điền khiến những người xung quanh không khỏi xót xa.

Cô học trò nghèo rất cần sự giúp đỡHỗ trợ “Một địa chỉ cần giúp đỡ” 3 triệu đồngTrao quà của bạn đọc cho các địa chỉ cần giúp đỡ

Cháu Nguyễn Thị Như Ái bên bàn thờ mẹ

Là con thứ 2 của người mẹ đơn thân, anh trai Ái sinh năm 2003, đang chuẩn bị vào lớp 10, Trường THPT Phong Điền. Cả gia đình sống cùng bà ngoại trong căn nhà tình nghĩa được chính quyền hỗ trợ hộ nghèo ở tổ dân phố Trạch Tả, thị trấn Phong Điền. Bà ngoại Ái năm nay 75 tuổi. Khi mẹ em còn sống, bà chỉ cùng các cháu ngoại chăm lo nhà cửa, có thời gian thì đi quanh làng hái rau dại để có thêm nồi canh, hôm nào hái được nhiều đem ra chợ bán may ra kiếm được ít tiền mua thức ăn mặn. Cả nhà 4 miệng ăn phụ thuộc cả vào chị Nguyễn Thị Huyền, mẹ Ái, năm nay 46 tuổi. Nhà chỉ có 2 sào ruộng, việc cày cấy thuận lợi cũng chưa đủ gạo ăn, năm nào mất mùa thì gánh nặng mưu sinh trên vai chị càng nặng hơn. Ngoài việc đồng áng, ai thuê làm gì chị cũng làm, thêm đồng nào hay đồng đó mà vẫn khó trang trải cuộc sống.

Bù lại, anh em Ái đều là những thiếu niên ngoan, hiền; ở trường, kết quả học tập của các em luôn ở mức hoàn thành xuất sắc các nội dung. Riêng Ái liên tục 4 năm liền đều đạt giải viết chữ đẹp cấp trường… Cứ tưởng chỉ cần cố gắng, chị Huyền cứ thế vượt qua khó khăn, chờ ngày các con trưởng thành. Nghiệt ngã thay, vào ngày 14/6 vừa qua, trên đường đi mua phân về bón ruộng, ngang qua quốc lộ, chị bị xe tải tông dập chân phải và chấn thương sọ não. Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng ngày hôm sau chị Huyền đã qua đời, để lại mẹ già và các con nhỏ.

Khi chúng tôi đến thăm, không khí tang tóc còn bao trùm trong căn nhà nhỏ, đồ đạc chẳng có gì ngoài những chiếc bao đựng quần áo. Những ngày qua, ba bà cháu sống dựa vào sự hảo tâm của hàng xóm, người cho ít gạo, người cho ít thức ăn. Việc hái rau dại của bà ngoại Ái giờ là nguồn thu nhập chính của cả nhà; để có thêm thu nhập, chiều tối bà đến các quán cơm nhận rửa chén bát, thi thoảng hàng xóm nhờ đánh cỏ bà cũng cố làm, nhưng sức khỏe không còn nên khó kham được việc nặng.

Hiện, nhà trường và chính quyền địa phương đang tìm các giải pháp để hỗ trợ bà cháu em Ái. Về phía nhà trường, bên cạnh việc kêu gọi các nguồn hỗ trợ còn ưu tiên cho em được hưởng trợ cấp 400 ngàn đồng/ tháng từ nguồn Quỹ Địa chỉ đỏ do cán bộ giáo viên đóng góp.

Bà Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi cũng đã có ý định đưa em vào thành phố học tại Trường tiểu học Xuân Phú, nhưng em không muốn xa bà lúc này. Nhưng với khả năng của một đơn vị trường tiểu học, sự giúp đỡ của nhà trường khó bền vững”.

Mọi sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm xin liên lạc tại: Cô giáo Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thị trấn Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, điện thoại: 0986409074; hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, địa chỉ: 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế, điện thoại: 0914078282.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bài 2: Thay đổi để thích ứng

Để lý giải cho câu chuyện vì sao quy mô doanh nghiệp (DN) trên địa bàn vẫn còn khiêm tốn thì cần nhìn lại đâu là những rào cản mà DN đang đối mặt.

Bài 2 Thay đổi để thích ứng
Những cách làm ý nghĩa

Hoạt động sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Vỹ Dạ, quận Thuận Hóa đã góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.

Những cách làm ý nghĩa
Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 xuất viện

Ngày 24/3, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, lãnh đạo BV vừa tặng hoa và chúc mừng bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 và (ca ghép tim thứ 16) hồi phục sức khỏe, trở về bên gia đình.

Bệnh nhân ghép tim xuyên Việt thứ 15 xuất viện
Cái khó ló cái khôn

Đa phần sinh viên (SV) Đại học Huế đều đến từ miền Trung, có hoàn cảnh khó khăn. Vậy nên, nhiều SV phải vừa học vừa làm để kiếm thu nhập trang trải tiền thuê trọ và chi phí sinh hoạt. Mỗi em chọn cho mình một việc làm thêm khác nhau, nhưng có một điểm chung là cố gắng học tập, rèn luyện tốt.

Cái khó ló cái khôn

TIN MỚI

Return to top