ClockThứ Bảy, 10/09/2016 13:57

Cảnh giác thủ đoạn giả danh cảnh sát môi trường để lừa đảo, chiếm đoạt tiền

TTH - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ giả danh lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an và Công an tỉnh để thực hiện một số hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhiều tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Anh Huỳnh Đức Phú, chủ cơ sở sản xuất mỡ lợn ở xã Phú Dương (Phú Vang), một trong những nạn nhân vừa bị lừa kể lại: Vừa qua có một người đàn ông trung niên gọi điện thoại tự xưng là Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (CSMT), Công an tỉnh. Để củng cố lòng tin, người này nói vanh vách tên tuổi, địa chỉ và mọi thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất của anh; đồng thời nêu tên một số cán bộ “cấp dưới” của mình ở Phòng CSMT. Sau một hồi giới thiệu, đối tượng đặt vấn đề, hiện lực lượng CSMT đang cung cấp một số tài liệu cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và yêu cầu anh Phú đặt mua. 2 ngày sau, anh nhận được bưu phẩm yêu cầu trả tiền với giá 2 triệu đồng để nhận tài liệu từ CSMT. Sau khi đưa đủ 2 triệu đồng, mở gói bưu phẩm ra, anh nhận được một quyển sách Luật kinh tế đã cũ nát, có giá niêm yết trên bìa là 350 nghìn đồng. Bức xúc, anh gọi lại số điện thoại đã liên lạc với mình thì không thể kết nối được.

Cũng với thủ đoạn tương tự, anh Nguyễn Văn Thắng, chủ cơ sở sản xuất mắm tại thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang cũng bị một đối tượng giả danh CSMT Bộ Công an gọi điện lừa mua 2 quyển sách với giá 1 triệu đồng. Sau khi đã lừa trót lọt lần đầu, đối tượng trực tiếp tìm đến cơ sở với ý định lừa một lần nữa nhưng nhờ anh Thắng đề cao cảnh giác nên đối tượng tẩu thoát. Anh Thắng cho biết, gần nhà anh, có nhiều cơ sở sản xuất mắm khác cũng bị đối tượng tìm đến lừa đảo với thủ đoạn như trên.

Hiện nay, chưa có thống kê đầy đủ về số vụ giả danh CSMT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhưng tình trạng trên xảy ra khá phổ biến ở các huyện, thị xã và thành phố trên toàn tỉnh. Do số tiền bị lừa không lớn, thường khoảng từ 500 nghìn đến 3 triệu đồng nên nhiều nạn nhân không khai báo với cơ quan công an.

Đại tá Nguyễn Thành Luân, Trưởng phòng CSMT, Công an Thừa Thiên Huế khẳng định: Đơn vị không tổ chức và không xác nhận cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào thực hiện những việc làm trên. Đây là sự mạo danh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của lực lượng công an nói chung và CSMT nói riêng. Mọi tổ chức, cá nhân cần đề cao tinh thần cảnh giác, nếu phát hiện những trường hợp như trên nhanh chóng báo tin đến cơ quan công an để kịp thời bắt giữ, xử lý.

HÀ TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với "quà mồi"

Chiêu trò lừa đảo tặng quà chẳng còn mới, nhưng lợi dụng thời điểm gần Tết, chiêu trò đó lại diễn ra nhiều hơn với thủ đoạn tinh vi hơn.

Cảnh giác với quà mồi
App giả, lừa thật

Với thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, tốt nhất khi các số điện thoại lạ gọi đến yêu cầu làm lại định danh, cung cấp mã OTP, chụp ảnh căn cước công dân, chân dung không rõ mục đích, mọi người nên từ chối.

App giả, lừa thật
Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng

Ngày 26/12, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (sinh năm 1990), trú tại số nhà 22/13 Phan Kế Bính, phường Thủy Xuân (TP.Huế) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa làm giấy tờ đất đai, chiếm đoạt 6,75 tỷ đồng
Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Thị Phương Ngọc (SN 1987, trú tại 383 Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy) và Trương Trọng Long (SN 1991, trú tại phường Đạt Hiếu, TX. Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Lừa đảo chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu ghép thận

TIN MỚI

Return to top