ClockThứ Sáu, 06/08/2021 17:18

Tiềm ẩn nguy cơ khai thác đất trái phép ven Quốc lộ 49

TTH - Việc khai thác đất đồi núi trái phép dọc Quốc lộ 49 (QL49) và đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện A Lưới đang tiềm ẩn nguy cơ sạt trượt vào mùa mưa, gây ảnh hưởng đến khu dân cư và giao thông trên tuyến đường huyết mạch.

Trải nghiệm khác biệt ở Hồng HạKhám, phát thuốc miễn phí cho 300 người dân ở A Lưới

Điểm khai thác đất trái phép ở xã Hồng Hạ đã được UBND xã Hồng Hạ đình chỉ

Hiện nhu cầu đất san lấp phục vụ các dự án ở các địa phương khá cao, dẫn đến việc cải tạo đất, hạ thấp độ cao và tận dụng đất san lấp các công trình diễn ra trái phép ở một số nơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Tại thôn Pa Hy, xã Hồng Hạ (A Lưới), nhiều ngày nay, dọc tuyến QL49 dẫn lên địa bàn huyện A Lưới, xuất hiện điểm khai thác đất khá lớn.

Tại hiện trường có 1 xe múc cùng 3 phương tiện xe tải liên tục nạo đất từ trên đồi (có rừng keo tràm) rồi đưa lên xe tải đổ phục vụ san lấp một điểm đối diện bên kia đường. Điểm đổ đất san lấp này vốn rất trũng, thấp hơn mặt đường từ 3-4m, qua nhiều ngày các phương tiện này khai thác đất trái phép, nơi đây đã được đổ đất san lấp đầy ngang mặt đường.

Ông C.V.H, một hộ dân sống gần khu vực này cho biết: “Biết là khai thác đất phục vụ nhu cầu san lấp, xây dựng trong gia đình, nhưng làm như thế mùa mưa “bùng” cả quả đồi xuống dưới đường, lấp hết nhà cửa thì rất nguy hiểm!”

Điểm khai thác đất trái phép là một quả đồi nhỏ vốn được trồng keo tràm nằm bên tuyến QL49 - nơi có nhà dân san sát, đã được nạo một khoảnh đất khá sâu, nền đất đã ngang với mặt đường. Nơi đây, nhiều nhà dân nằm chênh vênh bên tuyến quốc lộ, khi diện tích đất ở đây bị lấy đi, nguy cơ sạt trượt cả quả đồi xuống cụm dân cư bên dưới.

Hàng năm, tuyến QL49 cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiều điểm sạt trượt taluy vào mùa mưa lũ, đơn vị quản lý đường bộ phải bỏ ra nhiều kinh phí để duy tu, bảo dưỡng. Với việc khai thác đất san lấp trái phép như hiện nay, nguy cơ cao xảy ra tình trạng sạt lở đất, vùi lấp đường gây ảnh hưởng giao thông cho tuyến đường huyết mạch dẫn lên địa bàn huyện miền núi A Lưới.

Từ phản ánh của PV, mới đây, UBND xã Hồng Hạ đã tiến hành lập biên bản, đình chỉ khai thác đất tại địa điểm thôn Pa Hy. Theo đó, qua kiểm tra của cơ quan chức năng xã Hồng Hạ, đã xác định được 4 đối tượng và 1 hộ gia đình tiến hành cải tạo, múc đất thổ cư, thay đổi hiện trạng đất khi chưa được cấp phép của các cơ quan chức năng.

UBND xã Hồng Hạ yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngưng việc khai thác đất đến khi có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu các đối tượng tiếp tục vi phạm sẽ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 91/2019//NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ cho biết, thực hiện Công văn số 259/UBND-TNMT ngày 23/6/2021 của UBND huyện A Lưới về việc rà soát nhu cầu đất san lấp phục vụ các dự án trên địa bàn xã, UBND xã Hồng Hạ đã có báo cáo gửi UBND huyện về 7 công trình có nhu cầu sử dụng đất san lấp trên địa bàn.

Trong đó, có san lấp mặt bằng công trình xây dựng đài tưởng niệm với diện tích 500m2 (khoảng 750m3); lấp diện tích ruộng để làm đường đi vào trụ sở UBND xã với diện tích 600m2 (khoảng 1.800m3); san lấp nhà sinh hoạt cộng đồng thôn A Rom diện tích 1.000m2 (khoảng 4.000m3); san lấp tuyến đường du lịch Pâr Le diện tích 2.400m2 (khoảng 7.200m3)… Ngoài ra, có một số nhà dân có nhu cầu sử dụng đất san lấp để xây dựng nhà cửa.

Theo ông Hồ Viết Lương, hiện nay nhu cầu sử dụng đất san lấp trên địa bàn khá lớn, một số hộ dân khai thác đất tự phát gây nguy cơ sạt lở, mất an toàn trong mùa mưa lũ, UBND xã đã đình chỉ việc khai thác và yêu cầu chấp hành các quy định. Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân có tờ trình về việc cải tạo đất để phục vụ xây dựng khi có nhu cầu và chỉ được khai thác khi các cơ quan chức năng cho phép. Địa phương cũng khảo sát một số nơi để đề xuất UBND huyện A Lưới cho phép tiến hành cải tạo, hạ thấp độ cao đất, vừa đảm bảo an toàn vừa có nguồn đất phục vụ nhu cầu san lấp, xây dựng các dự án trọng điểm trên địa bàn xã. Trước mắt là phục vụ xây dựng đài tưởng niệm xã Hồng Hạ.

Tương tự, tại tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện A Lưới, thời gian gần đây cũng xuất hiện một số điểm khai thác đất trái phép với dấu tích mới và cũ ở xã Trung Sơn. Nhiều điểm khai thác đất nằm khá sát đường mòn, gần khu vực có nhà dân, gây nguy cơ mất an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Nguy cơ mất an toàn tại các "điểm đen" giao thông

Gần đây, hệ thống giao thông ở Phong Điền không ngừng được đầu tư, nâng cấp, kết nối thông suốt. Tuy nhiên, hiện tại các ngã ba, ngã tư ở các quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL)… qua địa bàn Phong Điền có nguy cơ thành “điểm đen”, mất an toàn giao thông (ATGT).

Nguy cơ mất an toàn tại các điểm đen giao thông
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top