ClockThứ Ba, 09/05/2023 14:53

Niềm tin.

TTH - Lâu nay, tôi luôn mặc cảm với các giáo viên dạy thêm vì những câu chuyện không hay do học sinh và phụ huynh kể lại. Chẳng hạn như nếu không học thêm thì học sinh đó sẽ thua kém bạn trong lớp, do giáo viên dạy bài mới cho học sinh học thêm từ hôm trước.

Dạy thêm & học thêm: Chuyện cũ vẫn nóngNở rộ khóa học thêm online

leftcenterrightdel
 

Không đi học thêm, học sinh thua kém bạn bè đã đành. Vấn đề xót xa là chính học sinh đó bị giáo viên “đì”. Dù làm bài tốt vẫn không được điểm cao. Thực hư ra sao, tôi chưa biết, nhưng qua trao đổi với nhiều em đi học thêm, đều nói: "Học thêm vì sợ cô giáo bộ môn". Phụ huynh thì bảo, nếu không sợ cô giáo bộ môn tỏ thái độ với con cái của họ, thì họ chọn những giáo viên có chuyên môn tốt để gửi con, chứ ai dại gì mà cho con học ở những giáo viên có trình độ dạy trung bình...

Nhưng tôi đã rất cảm động khi có một trường hợp phụ huynh là người quen của tôi kể về câu chuyện của 2 chị em ruột là hai cô giáo cùng dạy thêm. Họ là những cô giáo có tấm lòng rất thơm thảo, nhất là đã sẵn sàng miễn học phí cho con gái của chị, dù không phải là chỗ thân quen. Chị bảo: “Tôi không quen biết, thân thiết gì với hai cô giáo. Nhưng khi các cô biết gia đình tôi khó khăn quá, lại quan tâm đến việc học của các con nên các cô đã miễn học phí cho con. Tôi vui, cảm động lắm”.

Con của chị học trung học cơ sở có các môn: Văn, toán, khoa học, ngoại ngữ. Nếu tính tiền học phí thì một tháng mất 850.000 đồng. Hai cô dạy suốt từ thứ hai đến chủ nhật, không có ngày nghỉ, dạy chất lượng. Nhiều học sinh học thêm ở đây thi đỗ vào các trường THPT chất lượng. Tiền học phí như vậy là rẻ. 

Chồng chị quanh năm đau ốm, không đủ sức khỏe làm việc, lại ra vào bệnh viện thường xuyên. Một mình chị phải làm lụng, vất vả nuôi chồng và hai con. Vậy nên, số tiền ấy đối với chị khá lớn. Cho con học thêm ở đó, chị yên tâm vì cô giáo kiểm tra bài  kỹ. Cô luôn kiểm tra bài cũ, yêu cầu con luyện tập kỹ, làm bài tập đầy đủ mới được về. Em nào học chậm, cô dạy tiếp, không tính thời gian.

Những lúc cháu chểnh mảng, lơ là trong khi học, hoặc không thuộc bài, cô giáo điện thoại cho chị trao đổi, để cùng kết hợp dạy cháu. Vì thế, chị không có điều kiện dạy con học, con chị vẫn luôn đạt học lực khá. Điều làm chị yên lòng nữa là buổi chiều cháu học ở trường, buổi sáng cháu học ở nhà cô suốt cả buổi nên chị không lo thời gian rảnh rỗi, không có người trông cháu.

“Nếu không có cô giáo dạy thêm miễn phí và chăm con gái tôi thì giờ không biết con gái tôi sẽ ra sao? Xã hội vẫn còn nhiều người tốt lắm. Đó là niềm tin để tôi vừa lao động kiếm sống nuôi cả nhà và chăm sóc chồng tôi được tốt”. Chị nói trong niềm tin.

Đinh Hoàng Xuân Hồng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng nghiệp thông qua ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"

Tổ chức cho học sinh chia sẻ về ước mơ, khát vọng; truyền cảm hứng, hướng nghiệp định hướng tương lai và trao quà hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong chương trình ngày hội "Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam" do Trường cao đẳng Công nghiệp Huế phối hợp với Trường THCS Thủy Phương (TX.Hương Thủy) tổ chức vào ngày 9/1. Hoạt động nhằm thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam.

Hướng nghiệp thông qua ngày hội Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

TIN MỚI

Return to top