ClockThứ Năm, 09/12/2021 13:47

“Vaccine là công cụ quan trọng nhất để phòng COVID-19, kể cả biến chủng Omicron”

Theo các chuyên gia y tế, vaccine COVID-19 vẫn là phương pháp hiệu quả để phòng bệnh, kể cả biến chủng mới Omicron.

Tổ chức dạy học trực tiếp bình thường trở lại kể từ ngày 13/12Thần tốc vaccineThực hiện tốt 3 trụ cột: 5K, tiêm phủ vắc xin và nâng cao ý thức người dânRà soát để tiêm vắc-xin cho các đối tượng tạm trú trên địa bàn TP. HuếCảnh giác, chủ độngSố dư của Quỹ vaccine phòng COVID-19 còn hơn 1.150 tỷ đồngHướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sungĐẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho học sinh

Ảnh minh họa 

Vừa qua, tại buổi tập huấn trực tuyến "Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19" với các cơ sở y tế tại 800 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: Vaccine là giải pháp then chốt ngăn ngừa COVID-19.

Theo TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, số ca mắc Covid-19 đang có chiều hướng tăng nhanh trở lại ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng mới như Omicron khiến chúng ta lo lắng hơn. TS Park cũng đã chỉ ra 5 công cụ hiệu quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19, gồm: Vaccine, thực hiện 5K, quản lý ca bệnh và quy trình chăm sóc bệnh nhân, giám sát, kiểm soát đường biên giới. Trong đó, vaccine vẫn là công cụ quan trọng nhất, là phương pháp chủ động, hiệu quả nhất để phòng Covid-19, kể cả biến chủng mới Omicron.

Theo TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Việt Nam vẫn nên tiếp tục tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 như khuyến cáo của nhà sản xuất cho toàn dân. Ông khẳng định đây vẫn là mục tiêu số một.

Liên quan đến biến chủng mới, TS Điền cho biết Pfizer và AstraZeneca cũng đang nghiên cứu và sản xuất những loại vaccine mới với thành phần gồm nhiều kháng nguyên hơn.

“Các loại vaccine hiện tại chỉ chứa các thành phần tương tự vỏ của SARS-CoV-2. Với biến chủng mới, các nhà nghiên cứu và sản xuất vaccine có thể phải bổ sung một số thành phần khác”- TS Điền giải thích.

Chú trọng đảm bảo an toàn trong tiêm chủng

Được biết, từ khi bắt đầu triển khai tiêm vaccine đến nay, Bộ Y tế đã liên tiếp tổ chức các buổi tập huấn về an toàn tiêm chủng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, công tác an toàn tiêm chủng có sự tham gia của chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, huyết học, dược. Nhiệm vụ của các chuyên gia là cập nhật, sửa đổi các quy định khám sàng lọc trước tiêm, hướng dẫn xử lý bất lợi sau tiêm. Đồng thời, các chuyên gia cũng hỗ trợ xử lý các sự cố bất lợi sau tiêm chủng, đào tạo cho các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương.

Trước một số sự cố liên quan đến phản ứng phản vệ sau tiêm khi triển khai chương trình vaccine hồi đầu tháng 11 với trẻ em, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng nhấn mạnh ngành y tế cần nhận thức, có kỹ năng xử lý nếu có phản ứng bất lợi tai biến xảy ra sau tiêm.

Theo Thứ trưởng, chúng ta cần tăng cường kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giảm tối đa trường hợp tử vong do sốc phản vệ, gây ảnh hưởng lớn đến chương trình tiêm chủng quốc gia.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cũng nhấn mạnh, song song việc đẩy nhanh tiến độ phủ vaccine, việc đảm bảo sự an toàn cần được chú trọng để duy trì sự tin tưởng của người dân với chương trình tiêm chủng.

Cập nhật đến 13h30 ngày 8/12, cả nước đã tiêm gần 130 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

Tính đến ngày 7/12, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 122.895.710 liều, trong đó có 68.870.648 liều mũi 1 và 54.025.062 liều mũi 2.

Có 59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 28 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lào Cai, Điện Biện, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

4 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine dưới 80% dân số từ 18 tuổi trở lên là Yên Bái (73,4%), Hà Giang (78,0%), Cao Bằng (78,6%) và Nghệ An (78,7%). Bộ Y tế đã phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.

Hiện đã có 57 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều vaccine cho dân số từ 18 tuổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 37 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Vĩnh Long và Cà Mau.

Về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: đã có 54 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm được 5.877.432 liều, trong đó có 4.890.008 liều mũi 1 và 987.424 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 53,6% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 10,8% dân số từ 12 -17 tuổi./.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top