ClockThứ Sáu, 27/08/2021 10:51

WHO cảnh báo 'sát thủ thầm lặng' làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết gần 1,3 tỉ người trên thế giới đang bị cao huyết áp, thường do bệnh béo phì gây nên và là “sát thủ thầm lặng” làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thận và đột quỵ.

20 bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19Hơn 100 báo cáo tham gia hội nghị tim mạch miền Trung – Tây Nguyên mở rộngHiểm họa suy tim do tăng huyết áp có thể ngăn chặn đượcCứu sống bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ phức tạp“Bệnh không lây nhiễm trong tình hình COVID-19”Can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân “ho ra máu sét đánh”Can thiệp tim mạch khẩn thành công cho bệnh nhân COVID-19Tri ân tổ chức đồng hành cùng bệnh nhân tim mạch nghèoKiểm soát huyết áp phòng đột quỵ

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh mà người cao tuổi thường phải đối mặt và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. (ảnh minh họa)

Theo một nghiên cứu chung được WHO thực hiện với Đại học Hoàng gia London, cao huyết áp có thể dễ dàng được chẩn đoán nhờ đo huyết áp và điều trị bằng các loại thuốc có giá thành thấp. Tuy nhiên, một nửa trong số 1,3 tỉ người bị cao huyết áp trên thế giới không biết mình mắc bệnh và do vậy không tiến hành điều trị.

Nghiên cứu cho biết số người chung sống với cao huyết áp  trên thế giới trong năm 2019 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Cụ thể, trong năm 2019 có 626 triệu phụ nữ và 652 triệu nam giới bị cao huyết áp, tăng gần gấp đôi so với ước tính 331 triệu phụ nữ và 317 triệu nam giới vào năm 1990. Trong khi đó, 41% phụ nữ và 51% nam giới bị cao huyết áp không biết mình mắc bệnh, đồng nghĩa với hàng trăm triệu người bỏ lỡ biện pháp điều trị hiệu quả.

Theo nghiên cứu đã được tăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet, Canada và Peru là những nước tỉ lệ người trưởng thành mắc cao huyết áp thấp nhất trong năm 2019, với cứ 4 người thì có 1 người mắc căn bệnh này. Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha và Anh là những nơi có tỉ lệ mắc cao huyết áp thấp nhất ở phụ nữ với chưa tới 24% trong khi Eritrea, Bangladesh, Ethiopia và quần đảo Solomon ghi nhận tỉ lệ này thấp nhất ở nam giới với chưa tới 25%. Nghiên cứu cũng cho thấy hơn một nửa phụ nữ ở Paraguay và Tuvalu bị cao huyết áp, hơn một nửa nam giới ở Argentina, Paraguay, Tajikistan cũng bị căn bệnh này.

Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc cao huyết áp đã thay đổi chút ít trong 30 năm qua, với các ca bệnh chuyển sang các quốc gia có thu nhập thấp bởi các nước giàu có đã kiểm soát được phần lớn căn bệnh này.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Giáo sư về sức khoẻ môi trường toàn cầu thuộc Đại học Hoàng gia London, Majid Ezzati nêu rõ: “Nhiều vùng ở phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi, các vùng ở Nam Á và một số đảo quốc ở Thái Bình Dương vẫn chưa có các phương pháp điều trị cần thiết”.

Theo WHO, khoảng 17,9 triệu người đã tử vong trong năm 2019 do các bệnh về tim mạch (chiếm 1 trong số 3 ca tử vong trên toàn cầu), với cao huyết áp là nguyên nhân chính. Giám đốc phụ trách các bệnh không lây nhiễm của WHO, Bente Mikkelsen cho biết thuốc điều trị cao huyết áp có chi phí thấp song các nước cần đưa chi phí này vào chương trình Bao phủ sức khoẻ toàn dân (UHC) để bệnh nhân không phải trả tiền và được hệ thống bảo hiểm chi trả. Bà Mikkelsen cho rằng ngoài nguy cơ mắc cao huyết áp do di truyền, có những yếu tố rủi ro khác liên quan tới lối sống như chế độ ăn uống không lành mạnh, không tập thể dục, hút thuốc, uống rượu, bị bệnh tiểu đường và béo phì.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nước cần tăng cường công tác chẩn đoán bệnh cao huyết áp cũng như cách tiếp cận điều trị. Hiện trên toàn thế giới, cứ 4 phụ nữ thì có chưa tới 1 người đang được điều trị căn bệnh này, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 1/5 người.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin, cảnh báo thiên tai đến người dân bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trong đó, ứng dụng Hue-S của Trung tâm Giám sát và Điều hành đô thị thông minh (IOC) và các nền tảng mạng xã hội đã phát huy hiệu quả, giúp người dân chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó kịp thời.

Hiệu quả từ cảnh báo, phòng chống thiên tai qua ứng dụng Hue-S
ĐẠI HỘI TIM MẠCH TOÀN QUỐC LẦN THỨ 19:
“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

Diễn ra trong các ngày từ 13 đến 15/12, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19 có chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới” do Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức. Đây không chỉ là dịp để các nhà khoa học chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, mà còn là cơ hội cập nhật các tiến bộ kỹ thuật và giải pháp mới nhằm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng sống của người dân.

“Tim mạch học trong kỷ nguyên mới - Con đường bước ra thế giới”

TIN MỚI

Return to top