ClockThứ Tư, 29/05/2019 14:15

Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh: 33 năm không có bác sĩ

TTH - Không có bác sĩ, nhiều năm nay, việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (thôn Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà) gặp nhiều khó khăn.

Trung tâm Bảo trợ xã hội Hoa Sen: Không gây ly tán gia đình bảo mẫu

Theo dõi tình hình sức khỏe bệnh nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang chăm sóc, dạy nghề và phục hồi chức năng cho 505 bệnh nhân tâm thần và 11 học viên cai nghiện ở trong và ngoài tỉnh. Một thực tế đáng ngạc nhiên là trải qua 33 năm đi vào hoạt động, từ khi thành lập đến nay, dù đã rất nhiều lần đăng tuyển nhưng đơn vị này vẫn không thể tuyển dụng được một bác sĩ đa khoa nào.

Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, chia sẻ: “Trung tâm vừa tiếp quản học viên cai nghiện, vừa có bệnh nhân khuyết tật nặng và đặc biệt nặng về thần kinh. Các bệnh nhân còn mắc phải nhiều bệnh lý khác. Có những trường hợp có thể điều trị tại chỗ nhưng do không có bác sĩ, dẫn đến việc không thể chẩn đoán và chữa trị nên phải đưa bệnh nhân về các bệnh viện để thăm khám”. Có nhiều lý do, có thể trung tâm ở khá xa thành phố, làm việc trong môi trường mang tính đặc thù, áp lực công việc lớn và việc phát triển tay nghề hạn hẹp nên không thu hút được bác sĩ về làm việc.

Do không có bác sĩ nên việc chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ bệnh nhân phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ y tế gồm 5 y sĩ đa khoa, 2 điều dưỡng (hệ cao đẳng), 10 hộ lý và 1 quản lý kho dược. Chúng tôi có dịp theo ông Nguyễn Việt Chung, Trưởng phòng Y tế, Phục hồi sức khỏe, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để hiểu hơn một ngày làm việc của các bộ y tế ở đây. Đội ngũ hộ lý giúp bệnh nhân tắm rửa, cơm nước, trang cấp quần áo, giày dép, sinh hoạt cá nhân. Cán bộ điều dưỡng, y sĩ đa khoa phụ trách từng nhóm bệnh nhân, theo dõi tình hình sức khỏe, cấp phát thuốc.

Dù tất bật với công việc, cán bộ vẫn luôn tươi cười, thăm hỏi, trò chuyện về cuộc sống thường ngày với bệnh nhân. Ông Nguyễn Việt Chung cho hay: “Muốn làm việc ở đây thì cần có tâm huyết, bởi đây là công việc áp lực trong một môi trường phức tạp, đòi hỏi mỗi cán bộ phải nắm bắt được tâm lý của từng bệnh nhân, phải luôn nhẹ nhàng, điềm đạm để đề phòng tình huống xấu xảy ra”.

Để giải quyết trước mắt vấn đề thiếu bác sĩ, trung tâm phối hợp với Bệnh viện Tâm thần tỉnh hỗ trợ bác sĩ khám hai tuần một lần để sàng lọc bệnh nhân. Vậy nhưng, về lâu dài, trung tâm vẫn cần có một đội ngũ chuyên môn thường trực tại trung tâm để thực hiện tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân, giúp họ sớm có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Các cán bộ công tác tại đây cho rằng, trung tâm cần có đội ngũ các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa nội và chuyên khoa tâm lý, hoặc ít nhất là nên có một bác sĩ đa khoa. Nếu có bác sĩ, trung tâm có thể thành lập trạm xá, có chức năng thăm khám, chăm sóc sức khỏe tại chỗ ban đầu cho bệnh nhân.

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết, tại cuộc họp về công tác phòng, chống ma túy ngày 13/5 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Y tế, Sở Nội vụ phối hợp tham mưu chính sách luân chuyển, bổ sung, biệt phái cán bộ y tế cho trung tâm cai nghiện (thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh) đảm bảo 1 tuần có 3 – 4 ngày có cán bộ tăng cường cho trung tâm, đồng thời, có cơ chế hỗ trợ cho cán bộ được tăng cường. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp để thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm giúp Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Chiều 17/1, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế tổ chức phiên họp để tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự phiên họp có UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH Nguyễn Thanh Bình.

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Sau sáp nhập là tăng tốc

Song song với việc khẩn trương, nghiêm túc trong thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, huyện Phú Lộc nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Sau sáp nhập là tăng tốc
Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng, đến năm 2030 thành phố cần khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội (NOXH). Song hiện nay cung chưa đáp ứng cầu. Vì vậy, các sở, ngành đang đề xuất tháo gỡ những khó khăn liên quan để phát triển NOXH, đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian tới.

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top