ClockThứ Sáu, 30/04/2021 14:56

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý nghiêm những nơi lơ là phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng đề nghị, biểu dương những nơi làm tốt, thực hiện đúng quy định chống dịch và xử lý nghiêm những nơi không thực hiện để xảy ra dịch.

Những giàn hỏa thiêu không ngừng cháy và thảm kịch Covid-19 đau lòng ở Ấn ĐộSáng 30/4, Việt Nam có thêm 3 ca mắc COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội, Hưng YênThủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tăng cường phòng chống dịch COVID-19EU tiến gần hơn đến “chứng nhận COVID-19” phục vụ đi lạiBắt buộc đeo khẩu trang ở phiên chợ vùng caoSố ca nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ chạm mốc kỷ lục toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp khẩn về phòng chống COVID-19

Chủ trì cuộc họp khẩn diễn ra sáng 30/4 tại Trụ sở Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, vẫn còn tâm lý lơ là chủ quan mất cảnh giác trong phòng chống dịch.

Tham dự cuộc họp sáng nay có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cùng lãnh đạo một số bộ, ngành.

Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại Việt Nam sau 34 ngày không ghi nhận ca mới trọng cộng đồng, ngày 29/4/2021, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đã ghi nhận chùm ca bệnh COVID-19 liên quan đến trường hợp nhập cảnh từ Nhật Bản sau khi hết cách ly tập trung tại Đà Nẵng về tỉnh Hà Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kết quả kiểm tra, phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa trường hợp bệnh nhân này và các hành khách đi chung chuyến bay từ Nhật Bản về Đà Nẵng, từ Đà Nẵng sau khi hết cách ly về Hà Nam, và tại nơi cư trú của bệnh nhân cho thấy, có mối liên hệ phức tạp.

Tại địa phương nơi cư trú, qua kết quả truy vết, bệnh nhân đã có tiếp xúc, giao lưu ăn uống, gặp gỡ bạn bè, người quen trong các ngày 22 và 23/4/2021. Những người tiếp xúc với bệnh nhân sau đó đã trở về các tỉnh, thành phố khác trên các phương tiện như máy bay về Thành phố Hồ Chí Minh; đi ô tô về Hà Nội, Hưng Yên.

Với tỉnh Hà Nam, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết, thực hiện cách ly tập trung tất cả những trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh (Fl); thực hiện rà soát các trường hợp tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần (F2), yêu cầu cách ly tại nhà.

Về các giải pháp đang triển khai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu ý kiến: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thật kỹ, đánh giá lại hết tất cả các vấn đề có liên quan, kể cả vấn đề về quản lý chuyên môn và kỹ thuật, để có đánh giá tình hình. Khi phát hiện ra F0, chúng ta phải làm rất nhanh. Đồng thời, chúng ta vẫn phải tiếp tục tăng cường việc quản lý khu nhập cảnh, quản lý khu cách ly. Nếu được Trung ương giám sát chặt chẽ thì sẽ thuận hơn và khi đó chúng tôi sẵn sàng truy vết, khoanh vùng”.

Trên cơ sở nhận định của các thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, nhờ nỗ lực và sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong bối cảnh các quốc gia xung quanh dịch diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là các nước trong khu vực, Việt Nam tiếp tục cơ bản kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tâm lý lơ là, chủ quan mất cảnh giác, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, mục tiêu cao nhất là phải bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân, và cho cộng đồng, đồng thời vẫn phải thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội”; bảo vệ thành công cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5/2021.

Thủ tướng yêu cầu: “Phải khẩn trương, nhanh chóng thần tốc hơn nữa trong việc truy vết, phát hiện, khoanh vùng, cách ly để khắc phục hậu quả những trường hợp vừa qua đã xảy.  Mục tiêu là phải nhanh chóng khắc phục hậu quả bằng mọi biện pháp, bằng mọi phương pháp và thần tốc nhanh chóng để chúng ta khắc phục kịp thời hiệu quả, với phương châm chỉ đạo tiếp tục thực hiện theo tinh thần chống dịch như cũng là chống dịch, đặc biệt là các tỉnh biên giới kiểm soát, nắm chắc tình hình đưa ra giải pháp phù hợp theo quy định, quy chế chúng ta đã có. Thứ hai là đề cao cảnh giác, phát hiện sớm cách ly nhanh, điều trị tích cực, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình. Thứ ba là kiểm tra truy vết, quản lý chặt chẽ với tinh thần “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để có những giải pháp quyết liệt hơn, tích cực hơn. Các quy định đã đầy đủ, luôn luôn bám sát thực tiễn, bổ sung gấp những quy định, quy chế, tuyên truyền người dân tham gia chống dịch như chống giặc. Trong khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế phải siết chặt hơn nữa, phải tổ chức tốt, hiệu quả hơn nữa. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đều phải vào cuộc quyết liệt, không để xảy ra tâm lý chủ quan, lơ là mất cảnh giác trong phòng chống dịch.

“Tôi đề nghị các cơ quan chức năng xem xét biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương làm tốt, thực hiện nghiêm không để xảy ra sự cố và dứt khoát phải kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể những nơi vừa qua để dịch xảy ra nếu nguyên nhân là lơ là chủ quan, mất cảnh giác thực hiện không nghiêm. Như vậy phải xử lý nghiêm những chỗ này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo VOV.VN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẳng định vai trò, vị thế của người nông dân

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".

Khẳng định vai trò, vị thế của người nông dân
Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Xử lý nghiêm việc lợi dụng xăm hình để trốn nghĩa vụ quân sự

Một số thanh niên trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự (NVQS) bằng cách sử dụng hình xăm trên cơ thể. Ngành quân đội và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên; đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân lợi dụng hình xăm để trốn tránh thi hành NVQS.

Xử lý nghiêm việc lợi dụng xăm hình để trốn nghĩa vụ quân sự

TIN MỚI

Return to top