ClockThứ Sáu, 14/10/2022 16:30

Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

TTH.VN - Ngày 14/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu; ĐBQH, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ đang hoạt động trên lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.

Cần những giải pháp dài hạn để đảm bảo nguồn cung ứng thuốcĐảm bảo hài hòa lợi ích của bệnh viện, bệnh nhân và nhà đầu tưTăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnhChủ trương xã hội hóa kỳ vọng giải quyết các vướng mắc của ngành y tế

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận là phạm vi điều chỉnh của dự án luật; bố cục của dự thảo luật; thẩm quyền và điều kiện cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh; hệ thống tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh, cách thức chuyển tuyến, kết nối các tuyến khám, chữa bệnh, việc phân cấp đối với cơ sở y tế tư nhân; cơ chế tài chính, giá dịch vụ, xã hội hóa và tự chủ trong khám, chữa bệnh; các quy định về chuyên môn, kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa và vấn đề y học gia đình...

Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề (Điều 23) và Hội đồng Y khoa quốc gia (Điều 24); việc phân định 3 cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (Điều 106); giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Điều 107).

Góp ý vào dự án luật, nhiều đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần quy định rõ hơn về các đãi ngộ đặc biệt đối với người khám, chữa bệnh ở tuyến huyện, tuyến xã, điều này sẽ thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tuyến cơ sở; đề nghị nghiên cứu bổ sung về quyền của các tổ chức khám, chữa bệnh, hành nghề khám chữa bệnh; các điều kiện cá nhân được phép hành nghề khám, chữa bệnh; bổ sung thêm trách nhiệm khi cung cấp thông tin trong trong khám, chữa bệnh…

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội nghị

Kết luật hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, đồng thời cho rằng, Luật Khám bệnh, chữa bệnh là luật quan trọng của ngành y tế, định hướng công tác quản lý và sự phát triển bền vững của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, có tác động lớn đến người dân cũng như cơ sở y tế, cán bộ y tế; được Nhân dân, ngành y tế mong đợi, đặt nhiều kỳ vọng nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). “Các ý kiến tham gia tại hội nghị lần này rất xác đáng và phù hợp với thực tiễn khám chữa bệnh hiện nay; chính các bác sĩ, chuyên gia trên lĩnh vực y tế đã nêu lên một số điểm chưa phù hợp trong dự thảo luật. Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tập hợp các ý kiến này để tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV sắp tới”, bà Sửu nhấn mạnh.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

TIN MỚI

Return to top