ClockThứ Năm, 03/08/2017 21:54

Hành trình Sữa mẹ xuyên Việt đến Huế

TTH.VN - Thu hút khoảng 200 ông bố, bà mẹ tham gia hưởng ứng Hành trình Sữa mẹ xuyên Việt năm 2017, Huế trở thành địa phương có số lượng người tham gia hành trình đông thứ hai, chỉ sau Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại.

Chuyên gia Betibuti - Th. S Lê Nhất Phương Hồng chia sẻ nhiều thông tin bổ ích về nuôi con bằng sữa mẹ

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ - World Breastfeeding Week 2017, Hội Sữa mẹ Bé Tí Bú Ti tổ chức Hành trình Sữa mẹ xuyên Việt 2017 với thông điệp “Chung tay duy trì nuôi con sữa mẹ lâu dài”, qua 21 tỉnh, thành trong cả nước từ ngày 29/7 – 13/8 và dừng chân tại Huế vào ngày 3/8.

Tại đây, hai diễn giả là chuyên gia Betibuti – Th. S Lê Nhất Phương Hồng và T.S BS Nguyễn Hữu Châu Đức đã chia sẻ nhiều kiến thức và kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ, kết nối các bà mẹ cho nhận sữa, cập nhật những thông tin mới nhất của UNICEF về sữa mẹ, đồng thời kêu gọi việc nuôi con bằng sữa mẹ vì tương lai sức khỏe của trẻ.

Một góc không gian diễn ra chương trình

Tại Huế, số lượng các ông bố, bà mẹ tham gia hưởng ứng hành trình rất đông, lên đến khoảng 200 người. Chuyên gia Betibuti – Lê Nhất Phương Hồng chia sẻ: “Tôi thực sự ấn tượng với số lượng người tham gia hôm nay, đông gấp 4 lần so với năm 2015 và cũng là địa phương có số lượng người tham gia đông thứ hai, chỉ sau Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại của hành trình Sữa mẹ xuyên Việt năm 2017. Con số ông bố, bà mẹ, ông bà tham gia chương trình cho thấy họ rất quan tâm đến việc nuôi dưỡng con cái, giúp trẻ phát triển tốt, có khoa học. Đây là tín hiệu đáng mừng”.

Ngoài những ông bố, bà mẹ đang sinh sống tại TP. Huế, chương trình còn thu hút nhiều trường hợp ở các vùng xa, như: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, thậm chí có nhiều trường hợp đến từ Quảng Trị.

Chị Lê Thị Thanh Doan (xã Phong An, huyện Phong Điền) chia sẻ, mong muốn tham gia chương trình, gia đình chị cùng 3 gia đình hàng xóm đã liên hệ thuê xe ô tô từ sớm để vào kịp giờ. “Khoảng cách xa không phải là trở ngại lớn khi những bà mẹ trẻ như chúng tôi rất cần được nghe những thông tin hữu ích nhằm biết cách nuôi con tốt hơn. Thực sự chương trình này rất bổ ích”, chị Doan nói.

* Một số hình ảnh Thừa Thiên Huế Online ghi lại được từ chương trình:

Các mẹ mang theo con nhỏ và người thân nghe diễn giả chia sẻ thông tin

Bác sĩ Nguyễn Hữu Châu Đức chia sẻ những kiến thức cập nhật mới trong y khoa về nuôi con bằng sữa mẹ

Không chỉ có bà mẹ, các ông bố cũng tham gia

Một nhóm các gia đình từ Phong Điền vào tham gia chương trình

Các ông bố, bà mẹ bồng con chụp hình kỷ niệm bên lề chương trình

Tin, ảnh: Hữu Phúc

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top