ClockThứ Hai, 20/03/2023 14:08

Dịch sốt xuất huyết “vào mùa”, số ca mắc mới của cả nước tăng gấp đôi

Theo Bộ Y tế, trong 2 tháng đầu năm 2023, số mắc sốt xuất huyết cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung.

Ca mắc sốt xuất huyết trên đà giảm nhưng người dân không nên chủ quanTrung bình mỗi ngày có 13-14 ca sốt xuất huyếtKhông để dịch sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài

leftcenterrightdel
Phun thuốc diệt muỗi phòng lây lan dịch sốt xuất huyết. Ảnh: TTXVN 

Hiện dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố; nguy cơ dịch bùng phát, lan rộng nếu không tích cực phòng chống.

Đơn cử như tại tại tỉnh Phú Yên, chỉ trong 2 tháng đầu năm, địa phương đã ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca mắc cũng tăng hơn 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Đồng Nai, đầu tháng 3 cũng đã ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.

Tại Hà Nội, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, những ngày gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng lên. Trong tuần trước, Hà Nội ghi nhận thêm 14 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 4 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 164 ca sốt xuất huyết (tăng 18,2 lần so với cùng kỳ năm 2022)

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, các ca mắc sốt xuất huyết hầu hết mới ghi nhận rải rác, chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới có thể vẫn sẽ tiếp tục ghi nhận bệnh nhân tại các quận, huyện, thị xã.

Trước diễn biến gia tăng ca mắc sốt xuất huyết Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tích cực, chủ động phòng chống sốt xuất huyết.

Theo đó, để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết trước các tháng cao điểm năm 2023, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung, cụ thể:

Các địa phương chủ động công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước, trong mùa dịch; chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Tổ chức, triển khai các chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết sâu rộng trên địa bàn.

Các địa phương giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền trong chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các biện pháp xử lý.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo hệ thống y tế dự phòng triển khai giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bản để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo đầy đủ thuốc, trang thiết bị, máy móc điều trị; tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng, chống sốt xuất huyết năm 2023 trình UBND tỉnh, thành phố cấp kinh phí từ nguồn địa phương để chủ động triển khai các biện pháp phỏng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ tuyến dưới trong công tác phòng, chống dịch.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

TIN MỚI

Return to top