ClockThứ Hai, 26/12/2022 21:26

Cứu sống bệnh nhi suy đa tạng, hội chứng suy hô hấp cấp do viêm phổi

TTH.VN - Chiều 26/12, Trung tâm Nhi BVTW Huế làm lễ ra viện cho bệnh nhân Phạm H. V., 10 tuổi (quê ở Quảng Bình). Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, hội chứng suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng.

Chuyển giao kỹ thuật chụp và can thiệp lấy huyết khối ở bệnh nhân nhồi máu não cấpTăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19Ca ghép tim xuyên Việt thứ hai đã thành côngThỏa thuận hợp tác ứng dụng công nghệ AI vào Bệnh viện Trung ương HuếTrao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho PGS.TS.Tôn Thất Hứa

Đội ngũ y bác sĩ BVTW Huế chia vui cùng gia đình bệnh nhi trong buổi ra viện. Ảnh: T. Hiển

Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến Trung Tâm Nhi, BVTW Huế trong tình trạng suy hô hấp cấp. H.V. được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức Nhi với chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển do viêm phổi. Các bác sĩ cho thở ô xy dòng cao (HFNC) không hiệu quả, tiến hành thở máy xâm lấn bảo vệ phổi song bệnh diễn tiến nguy kịch...

Dựa vào các thông số khí máu, các chỉ số máy thở và tổn thương phổi nghiêm trọng trên phim CT Scan phổi, trẻ được chỉ định đặt VV-ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể hỗ trợ hô hấp). Tuy nhiên, bệnh biến chuyển nặng, sốc nhiễm khuẩn huyết, suy đa phủ tạng, phải tiến hành lọc máu liên tục (CRRT). Nhờ sự phối hợp giữa các chuyên khoa, quá trình điều trị khẩn trương, tích cực..., tình trạng bệnh cải thiện, chức năng gan, thận hồi phục. Bệnh nhi được ngưng lọc máu liên tục, cai ECMO, ngưng thở máy thành công sau 17 ngày điều trị.

Kỹ thuật ECMO đã được các bác sĩ BVTW Huế thực hiện thành công đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 3/2009, chủ yếu cho bệnh nhân sốc tim, viêm cơ tim, phẫu thuật tim mạch, suy hô hấp cấp tiến triển với thở máy không hiệu quả. ECMO là kỹ thuật hỗ trợ tim phổi giúp cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân nguy kịch, không đáp ứng với các điều trị thông thường; giúp tim phổi nghỉ ngơi và chờ thời gian hồi phục. Khoa Hồi sức tích cực BVTW Huế đã triển khai thành thạo kỹ thuật này trong hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn với tỷ lệ thành công cao.

Hiện nay, kỹ thuật ECMO ngoại vi được thực hiện tại khoa Hồi sức tích cực với đường tiếp cận mạch máu qua da; nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch với nguy cơ tử vong cao được cứu sống.

Tại lễ trao Bằng khen chiều 26/12. Ảnh: T. Hiển

*Cùng ngày, thừa ủy quyền, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế đã tặng Bằng khen của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho PGS.TS Nguyễn Văn Hỷ - Giám đốc Trung tâm Điều trị theo yên cầu và Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình-Phẫu thuật tạo hình (BVTW Huế).

Đây là cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2022 được Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đánh giá và ghi nhận.

LINH TUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi: Dấn thân và hy sinh

Điều trị ung thư nhi có sự đóng góp quan trọng của xạ trị. Với nhiều đơn vị y tế, phương pháp này là một thách thức đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trở thành một trong hai đơn vị hiếm hoi của cả nước triển khai xạ nhi gây mê nhờ có nhiều lợi thế.

Tiên phong thực hiện xạ trị cho bệnh nhi Dấn thân và hy sinh
Đón năm mới cùng bệnh nhân Ung bướu

Chiều 29/12 tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Trung ương Huế, các tình nguyện viên (TNV) đến từ dự án “Một bức tranh – Nhiều hy vọng” và Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đón năm mới cho các bệnh nhân nơi đây.

Đón năm mới cùng bệnh nhân Ung bướu

TIN MỚI

Return to top