ClockThứ Năm, 11/05/2023 13:00

Cập nhật & phòng bệnh khi covid-19 tái bùng phát

TTH - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các nước đang bắt đầu bước ra khỏi giai đoạn khẩn cấp của đại dịch, song COVID-19 vẫn lưu hành và tồn tại. Tổng Giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Chúng tôi hy vọng vào thời điểm nào đó trong năm nay, chúng ta sẽ tuyên bố chấm dứt giai đoạn khẩn cấp của COVID-19. Tuy nhiên, loại virus này vẫn tồn tại. Các nước cần học cách kiểm soát nó cùng những bệnh truyền nhiễm khác".

Mỹ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp do COVID-19 vào ngày 11/5Bệnh viện lên tinh thần, sẵn sàng chuyển trạng thái chống dịch COVID-19

leftcenterrightdel
 Tiêm vắc-xin covid-19 đủ liều để chủ động phòng bệnh. Ảnh: MC

Đến nay, một số nước như Mỹ đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với COVID-19. Kể từ đây, các chi phí điều trị, tiêm vaccine, xét nghiệm sẽ được chuyển sang bảo hiểm tư nhân và các chương trình y tế của chính phủ, thay vì miễn phí như trước đây.

Hiện nay, số ca COVID-19 đang tăng trở lại ở một số quốc gia, đặc biệt là Đông Nam Á, song số ca tử vong và nhập viện không tăng. Tại Việt Nam, số ca COVID-19 cũng đang tăng trở lại, các nhà nghiên cứu đang theo dõi độc lực của các chủng nCoV lưu hành.

Biến chủng XBB.1.16 là một trong 600 biến chủng phụ của Omicron, tái tổ hợp từ BA.2.10.1 và BA.2.75 có khả năng lây nhiễm và lây bệnh cao. Dù góp phần làm tăng đột biến số ca mắc bệnh ở Đông Nam Á và Ấn Độ trong những tuần gần đây, biến chủng không làm gia tăng số người chết, WHO báo cáo. Các nước nên có hệ thống giám sát chặt chẽ để theo dõi các biến chủng đang lưu hành và mới xuất hiện. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn thuốc kháng virus, cung cấp cho bệnh nhân để ngăn ngừa các triệu chứng chuyển nặng.

Về các biến thể mới của Omicron xuất hiện tại một số địa phương mới đây, những biến thể phụ này đã được phát hiện trước đây và lưu hành tại nhiều nước trên thế giới. Theo WHO đều đưa các biến thể phụ này vào nhóm đáng theo dõi và quan tâm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng: chưa có thông tin hay bằng chứng rõ ràng là biến thể phụ này làm tăng mức độ nặng của bệnh. Nhưng, các nhà nghiên cứu cảnh báo nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, diễn tiến nặng có thể tử vong như: người già, người suy yếu miễn dịch và nhân viên y tế cần tiêm mũi vaccine nhắc lại theo quy định.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.554.875 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.771 ca nhiễm).

Theo thống kê của Bộ Y tế, số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 trong tháng 4/2023.

Theo WHO vẫn khuyến cáo các nước triển khai tiêm vaccine COVID-19, ưu tiên hoàn thành liều cơ bản đối với các đối tượng từ 5 tuổi trở lên và bao phủ trên diện rộng để đạt miễn dịch cộng đồng, phòng bệnh cho cá nhân và những người xung quanh. Ngoài ra, WHO cũng khuyến cáo các quốc gia triển khai tiêm nhắc các liều tiếp theo dựa trên tình hình dịch bệnh.

Hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo đối với nhóm nguy cơ cao bao gồm người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu cần tiêm mũi cơ bản và tiêm nhắc 2 mũi tiếp theo.

Để chủ động phòng bệnh COVID-19, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp: Tiêm vaccin COVID-19 đủ liều, đúng lịch để duy trì miễn dịch; đeo khẩu trang theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; thường xuyên rửa tay sạch, khử khuẩn; dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc,…để tăng cường hệ miễn dịch; cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh, tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch.

Tóm lại, mọi người dân cần cảnh giác thực hiện 2k (khử khuẩn, khẩu trang), đặc biệt chú ý người cao tuổi, bệnh nền, suy giảm miễn dịch.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Chạy nước rút" cập nhật thông tin sinh trắc học

Để đảm bảo các giao dịch ngân hàng thông suốt từ 1/1/2025, người dân và các ngân hàng thương mại đang "chạy nước rút" để cập nhật thông tin sinh trắc học và dữ liệu căn cước công dân gắn chíp.

Chạy nước rút cập nhật thông tin sinh trắc học
Khách hàng chưa cập nhật đủ dữ liệu cá nhân: Sẽ tạm dừng giao dịch ngân hàng từ 1/1/2025

Theo quy định, từ 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng sẽ bị tạm dừng thực hiện các giao dịch tại quầy, giao dịch trực tuyến và giao dịch chuyển khoản, rút tiền, thanh toán tại ATM/POS nếu chưa cập nhật dữ liệu căn cước công dân gắn chip, thông tin sinh trắc học. Song theo tìm hiểu, hiện vẫn còn nhiều khách hàng chưa hoàn thành việc cập nhật các dữ liệu căn cước công dân gắn chíp, thông tin sinh trắc học.

Khách hàng chưa cập nhật đủ dữ liệu cá nhân Sẽ tạm dừng giao dịch ngân hàng từ 1 1 2025
Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

TIN MỚI

Return to top