ClockThứ Bảy, 15/04/2023 16:16

Ca mắc COVID-19 tăng nhanh, các địa phương tăng cường ứng phó

Số ca COVID-19 đang tăng chóng mặt những ngày gần đây, nhiều chùm ca bệnh xuất hiện, các địa phương lại nỗ lực khoanh vùng, dập dịch.

Vì sao số ca mắc COVID-19 tăng cao những ngày gần đâyThông điệp 2K trong phòng, chống dịch COVID-19Bộ Y tế ra công văn khẩn về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19

leftcenterrightdel
Thực hiện các biện pháp phòng COVID-19 trong trường học. Ảnh: TTXVN 

Lại căng mình chống dịch

Ngày 14/4, số ca mắc mới COVID-19 trong ngày của cả nước tăng vọt lên gần 780 ca; con số tăng đột ngột, cao nhất từ đầu năm đến nay. Hiện số bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở oxy là 23 ca, tăng lên so với các ngày trước.

Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 cũng tăng nhanh, từ chỗ vài ca đã lên tới con số hàng trăm ca/ngày.

Tại nhiều điạ phương cũng đã xuất hiện các chùm ca mắc COVID-19 với hàng chục ca bệnh, chủ yếu tại các trường học.

Đơn cử như tạị Hải Phòng, từ ngày 10/4 đến 13/4/2023, đã ghi nhận chùm ca bệnh COVID-19 với 45 ca mắc, gồm 41 học sinh và 4 giáo viên tại một trường trung học phổ thông ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Để phòng, chống dịch bệnh, điạ phương và ngành y tế đã tập trung truy vết, khoanh vùng dịch, theo dõi sát, cập nhật kịp thời lịch trình dịch tễ của các trường hợp dương tính; hướng dẫn Ban giám hiệu nhà trường cho trường hợp mắc COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà. Các trường hợp liên quan cũng được khẩn trương làm xét nghiệm, tiến hành phun khử khuẩn toàn trường, đồng thời thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tại Quảng Ninh, đã ghi nhận hàng chục trường hợp mắc COVID-19; hiện TP Hạ Long đã ghi nhận 1 chùm ca bệnh COVID-19 tại trường THCS Lê Văn Tám với 9 học sinh mắc, tại 1 lớp học. Hiện tại các em đang được cách ly tại nhà, sức khỏe ổn định và trong nhóm lớp này không phát sinh thêm ca mới.

Tại huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), cũng vừa ghi nhận 17 học sinh nữ mắc COVID-19 tại ký túc xá Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT. Ngành y tế vẫn tiếp tục test nhanh để phát hiện thêm các trường hợp mắc khác. Ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19, huyện Tiên Yên đã tổ chức cách ly tại chỗ, tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu kí túc xá; tuyên truyền học sinh thực hiện nghiêm túc 5K, đặc biệt đeo khẩu trang khử khuẩn tại phòng học và test nhanh tại chỗ 100% học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Nhận định tình hình dịch bệnh hiện nay, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ  Y tế) cho biết: “Thời gian qua hoạt động phòng chống dịch của chúng ta đạt hiệu quả nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine. Vì thế, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan với biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, chính điều này làm gia tăng sự lây nhiễm. Hiện nay, số mắc COVID-19 tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, là nơi đang có sự giao mùa khiến dịch dễ lây lan. Bên cạnh việc thời tiết hiện nay thuận lợi cho sự phát triển của virus, ý thức của người dân, đặc biệt là việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cơ sở khám chữa bệnh có lúc có nơi chưa đảm bảo”.

Theo đó, trong bối cảnh số ca COVID-19 đang có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng cũng tăng hơn so với tháng trước. Vì vậy, người dân vẫn cần cảnh giác để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19.

Sẵn sàng các phương án

Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm đánh giá: "Dịch COVID-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan. Trong khi đó, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn; bên cạnh một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết... trong nước".

Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh rà soát cấp độ dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, đồng thời công bố thông tin chính xác, minh bạch để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Khi phát hiện ca bệnh, chùm ca bệnh cần nhanh chóng xử lý, khoanh vùng, không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt việc tiêm chủng vaccine cần được đẩy mạnh, củng cố lại hàng rào phòng thủ miễn dịch.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, việc mua và xin tài trợ vaccine COVID-19 cũng như các vaccine của tiêm chủng mở rộng căn cứ vào nhu cầu đề xuất của địa phương gửi về. Nhưng có những thời điểm đơn vị chuyên môn đưa vaccine COVID-19 về tận cơ sở mà vẫn không có người nhận.

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất bao nhiêu vaccine thì nhận đúng như đã đề xuất. Cùng với đó, một số tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi, và trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi còn thấp cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra.

Về vấn đề tự chủ, mua sắm, đấu thầu, tiêm chủng vaccine... Bộ Y tế cũng giao các đơn vị liên quan của Bộ Y tế tiếp thu, sớm hướng dẫn các đơn vị, địa phương để đảm bảo hậu cần, vật tư cho công tác tiêm chủng, phòng chống dịch.

Trong bối cảnh hiện nay, GS.TS Phan Trọng Lân cũng khuyến cáo người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Thông điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác). Đặc biệt, người dân cần ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, tại không gian kín và các địa điểm bắt buộc; khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm phòng vaccine đầy đủ. Đồng thời, người dân cũng cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng, chống dịch COVID-19.


Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Ngày 26/12, UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Tham dự có PGS.TS.BS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế.

Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

TIN MỚI

Return to top