ClockThứ Sáu, 14/04/2023 15:30

Vì sao số ca mắc COVID-19 tăng cao những ngày gần đây

Số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu tăng cao, thời tiết đang rất "thuận lợi" cho virus lây lan, trong khi miễn dịch của người dân đã giảm.

Thông điệp 2K trong phòng, chống dịch COVID-19Bộ Y tế ra công văn khẩn về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19Số ca COVID-19 gia tăng khi miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa

leftcenterrightdel
Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: PV 

Miễn dịch của người dân đã giảm

Những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 cả nước có dấu hiệu tăng nhanh. Theo thống kê của Bộ Y tế, số ca mắc mới đã tăng vọt lên trên 200 ca trong ngày 12/4 (trong khi trước đó nhiều ngày chỉ ghi nhận dưới 10 ca mắc), các ngày trước đó cũng ghi nhận trên 100 ca mắc/ngày.

Riêng tại Hà Nội cũng đang ghi nhận khoảng 240 ca COVID-19, trong đó có 124 ca đang điều trị tại cơ sở y tế, một số ca nhẹ điều trị, theo dõi tại nhà.

Cụ thể, từ đầu tháng 4 đến nay, mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tiếp nhận điều trị từ 5- 10 ca mắc COVID-19, đa số có triệu chứng nhẹ. Giám đốc Bệnh viện, ông Nguyễn Văn Thường, cho biết: Bệnh viện vẫn bố trí một số lượng giường bệnh nhất định để phục vụ điều trị COVID-19, đảm bảo thuốc men, trang thiết bị như máy thở, lọc máu… để sẵn sàng các tình huống. Còn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), tính đến ngày 11/4, có 74 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó có 10 ca thở oxy kính.

Về nguyên nhân khiến bệnh nhân COVID-19 tăng đột biến, BS. Nguyễn Trọng Hưng, Phó phụ trách đơn nguyên Truyền nhiễm, Bệnh viện Thanh Nhàn nhận định: "Có thể do gần đây, nhiều người dân đã bỏ qua việc tiêm vacicne phòng COVID-19, khiến đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, dịch có xu hướng lây lan trở lại. Bên cạnh đó, thời tiết nóng ẩm cũng rất thuận lợi cho virus phát triển, lây lan làm cho số ca mắc tăng lên".

Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, hiện số ca mắc COVID-19 và số ca nhập viện đã có sự gia tăng so với các tháng trước. Tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại còn thấp tại một số đơn vị, vì vậy miễn dịch sau tiêm chủng đã bị suy giảm theo thời gian. Trong khi đó, việc tiêm chủng nhắc lại trong phòng ngừa mắc bệnh và tử vong do COVID-19, nhất là đối với các biến chủng mới vẫn được khẳng định là hiệu quả.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: "Để phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả, chúng tôi vẫn khuyến cáo người dân nếu chưa tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản phòng bệnh thì nên tiêm đủ; tiếp tục tiêm bổ sung mũi 3, mũi 4 tại các trạm y tế xã phường. Với các trường hợp mắc bệnh, nếu có triệu chứng nhẹ người dân có thể tự cách ly, theo dõi tại nhà; chỉ những trường hợp nằm trong nhóm nguy cơ cao, những người có biểu hiện, triệu chứng diễn biến nặng mới cần phải đến cơ sở y tế điều trị".

Ở địa phương khác, tỉnh Lào Cai cũng đang xuất hiện ổ dịch COVID-19 với hơn 50 ca mắc tại TrườngTHCS Khánh Yên (thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn).

Không để dịch lây lan rộng

Đánh giá tình hình dịch COVID-19, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Thực tế, hiện số ca mắc COVID-19 tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, là nơi đang có thời tiết giao mùa. Số mắc đã tăng khoảng gần 4 lần so với tuần trước đó. Thời tiết hiện đang thuận lợi cho sự phát triển của virus, trong khi ý thức của người dân, đặc biệt là việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhất là tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn chưa đảm bảo.

Theo đó, dự báo số mắc COVID-19 trong thời gian tới có thể có sự gia tăng; tuy nhiên Việt Nam vẫn đang ở cấp độ dịch 1, tương ứng với màu xanh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trong bối cảnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai. Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Cùng với COVID-19, các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục tập trung theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước, quốc tế; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ để xét nghiệm, giải trình tự gen, nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt khi các biến thể mới của virus cũng như các biến thể phụ có khả năng gây bệnh nặng, né tránh miễn dịch hay giảm hiệu quả thuốc chữa bệnh. Thúc đẩy việc tiêm vaccine phòng COVID-19, đặc biệt đối với các trường hợp nguy cơ cao, trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, khu vực trọng điểm du lịch, có lượng khách quốc tế cao cũng được thúc đẩy trong thời gian tới.

Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Bên cạnh thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19,  rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm; các địa phương cũng chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc COVID-19, nhất là với các nhóm nguy cơ cao như: Phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi… hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị…

Để phòng dịch lây lan rộng, Bộ Y tế tăng cường khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch như: Đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt người dân cần cảnh giác phòn dịch lây lan vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới. 

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới

Cùng với việc chia tách quận ở thành phố Huế (cũ) khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai trung tâm y tế cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo chủ trương chung, hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân vẫn được đảm bảo.

Sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

Ngày 26/12, UBND huyện Phú Vang tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Tham dự có PGS.TS.BS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế.

Đáp ứng sự hài lòng của người bệnh

TIN MỚI

Return to top