ClockThứ Năm, 10/07/2014 13:54

Điều trị thoái hóa khớp không dùng thuốc

TTH - Theo PGS.TS Võ Tam, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược Huế, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Chủ tịch Hội thấp khớp học Thừa Thiên Huế, Trưởng khoa Nội Thận – Cơ xương Khớp Bệnh viện Trung ương Huế: Những tiếp cận được áp dụng nổi bật là điều trị triệu chứng và duy trì cải thiện chức năng cho bệnh nhân thoái hóa khớp, có rất nhiều can thiệp không dùng thuốc, chi phí thấp, chính bản thân bệnh nhân tiếp cận có thể và thực hiện tại nhà nên hoàn toàn có thể được sự hỗ trợ của y tế công cộng. Báo Thừa Thiên Huế đã phỏng vấn PGS.TS Võ Tam về vấn đề này.

Việc can thiệp trong liệu pháp không dùng thuốc ở bệnh nhân, cần lưu ý những yếu tố tâm lý xã hội thế nào, thưa PGS?

Chúng tôi giới thiệu hướng dẫn điều trị thoái hóa khớp (ở chi dưới) cho bệnh nhân thoái hóa khớp bằng liệu pháp không dùng thuốc của Hội Thấp khớp học Mỹ ACR và Hội thấp khớp học Châu Âu EULAR. Việc đầu tiên phải làm là giáo dục về thoái hóa khớp cho bệnh nhân. Đây là điều khá quan trọng. Bệnh nhân hiểu rõ bệnh của mình sẽ phối hợp tập luyện tốt. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn ngừa, điều trị sự lo âu và trầm cảm cho họ. Cải thiện tốt sự hỗ trợ của xã hội sẽ đem lại kết quả cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân cải thiện và duy trì khả năng tập luyện, điều kiện, sức mạnh, thực hiện những thiết bị hỗ trợ cho hoạt động hằng ngày ADL (đây là những thiết bị, dụng cụ giúp cho bệnh nhân thoái hoá khớp có thể đi lại, phục vụ những công việc hàng ngày, ví dụ gậy) để đi lại, gia tăng hoạt động thể chất, tăng cường tập thể dục ở nhà, xem xét liệu pháp thể lực và nghề nghiệp, cung cấp thiết bị hỗ trợ
Lưu ý đến những yếu tố tại chỗ như: Điều chỉnh đế giày, xem xét những vật dụng, gia cố vật dụng lót; tăng cường những bài tập đề kháng phù hợp với bệnh lý giải phẫu của từng cá nhân; đào tạo sự nhanh nhẹn, thực hiện chương trình giảm cân nặng cho người thừa cân.
Như vậy, việc tập thể dục, vận động rất quan trọng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp, thưa PGS?
Những dữ kiện cho thấy, việc luyện tập thể dục và hoạt động thể chất là có lợi cho triệu chứng, chức năng và chất lượng cuộc sống, đó chính là thành phần quan trọng trong kiểm soát thoái hóa khớp. Thể dục trong thoái hóa khớp nên nhấn mạnh về biên độ vận động, sự linh hoạt, điều kiện thông khí và chức năng cơ. Cơ có thể được tăng cường không chỉ bởi những bài tập sức mạnh, mà còn bởi những bài tập chức năng cải thiện sự bền bỉ của cơ và kiểm soát vận động. Sự luyện tập thể dục hằng ngày. Đặc biệt những bài tập tăng cường sức mạnh của cơ nên đưa vào xem xét với bệnh khớp khu trú và những tổn thương như: dây chằng và sự lỏng lẻo. Theo lý thuyết, tập thể dục và hoạt động là có lợi trên triệu chứng đau và các rối loạn chức năng trong thoái hóa khớp qua trung gian bằng nhiều con đường khác nhau, bao gồm cải thiện sức mạnh, độ bền, sự khỏe mạnh của tim mạch, sự tự chủ và giảm thừa cân, trầm cảm hay mệt mỏi. Hiệu quả của những bài tập tăng cường sức mạnh khu trú là can thiệp ít hiệu quả hơn những can thiệp bằng bài tập aerobic, bài tập theo thể dạng đau và giáo dục. Một số nhỏ các nghiên cứu cho thấy rằng nhận cảm đau có thể được cải thiện bởi tập thể dục hay những dụng cụ chỉnh hình khá đơn giản như là tay áo bằng cao su tổng hợp.
Có bằng chứng dịch tễ học đầy đủ cho thấy sự gia tăng cân nặng quá mức là nguy cơ của mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Sự tác động của cân nặng lên tiến triển của thoái hóa khớp thì ít được biết, tuy nhiên giảm cân nặng ở người thoái hóa khớp gối có thể làm chậm tiến triển của bệnh, giảm triệu chứng, giảm sự tác động của các bệnh lý phối hợp.
Thưa PGS, việc giáo dục bệnh nhân thoái hóa khớp được tiến hành ở góc độ nào?
Sự giáo dục bệnh nhân được khuyến cáo cao trong điều trị thoái hóa khớp. Sự giáo dục bệnh nhân thoái hoá khớp cũng có những đặc biệt, chẳng hạn như thư giãn, kiểm soát nhận thức về đau, hoặc có thể là chương trình phối hợp nhiều thành phần. Chương trình tự kiểm soát viêm khớp (ASMP), được dạy bởi những người đã được đào tạo theo từng học phần mỗi tuần, bao gồm giáo dục bệnh nhân tầm nhìn về quá trình bệnh, tác dụng phụ của thuốc, luyện tập, cũng như những kĩ thuật nhận thức hành vi, bài tập giao tiếp; trong đó bệnh nhân học cách để kêu gọi sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Một số tài liệu cho thấy rằng, ASMP có thể cải thiện triệu chứng, tâm lý tốt lên, nhận được sự giúp đỡ, mức độ hoạt động thể lực, sử dụng những kĩ thuật nhận thức đau, những hành vi tự kiểm soát như tập thể dục, trao đổi với bác sĩ, duy trì lâu dài những lợi ích ban đầu. Chương trình ASPM được tài trợ, hoặc tổ chức bởi tổ chức viêm khớp quốc gia Hoa Kỳ và những tổ chức khác của Canada và Anh quốc. Cơ chế chính trong sự hữu hiệu của ASMP là tăng cường sự hiệu quả của chính bản thân bệnh nhân, trong các nghiên cứu dịch tễ học thì đó là một yếu tố then chốt của duy trì chức năng hoạt động.
Xin cám ơn PGS!
Đinh Hoàng Xuân Hồng (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên

Chiều 6/1, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin vừa thực hiện ca phẫu thuật nội soi thực quản ống cứng lấy mẫu xương heo có mấu nhọn cho một thanh niên 26 tuổi. Trường hợp cấp cứu phức tạp này yêu cầu sự can thiệp nhanh chóng, chính xác, thành thạo của đội ngũ y tế.

Lấy mẫu xương có mấu nhọn gây khó thở cho một thanh niên
Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu dịp Tết cho 11 đơn vị y tế của 4 tỉnh, thành, Trung tâm Huyết học Truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế đã triển khai nhiều đợt hiến máu vệ tinh và tăng cường truyền thông.

Tăng nguồn máu dự trữ điều trị dịp Tết

TIN MỚI

Return to top