ClockThứ Năm, 30/06/2022 05:06

Giao hòa âm sắc truyền thống và hiện đại trong không gian Hoàng cung

TTH.VN - Diễn ra trong khuôn khổ tuần lễ Festival Huế, “Hoàng cung giao hòa” là chương trình nghệ thuật do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tối 29/6 tại sân điện Thái Hòa. Chương trình mang đến cho khán giả những phút giây lắng đọng khi thưởng thức âm sắc giao hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Giới thiệu âm nhạc di sản tại Festival Huế 2022Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”Trình diễn Nhã nhạc và múa cung đình trong Ngày Di sản Văn hóa Việt NamCon đường nhã nhạc

Những khúc điệu từ chốn Hoàng cung xưa ngày nay vẫn được giữ gìn

Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong không gian Hoàng cung, chương trình mang đến cho khán giả những tiết mục nghệ thuật thể hiện âm sắc hoàng cung gồm những bài bản múa hát cung đình, như: Phụng vũ, Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, tiểu nhạc Long ngâm…

Hoàng cung Huế xưa là trung tâm triều chính, là nơi sinh hoạt của Hoàng đế và hoàng gia triều Nguyễn. Thuở ấy, Nhã nhạc du dương bay bổng lan khắp các lâu đài, miếu mạo uy nghiêm cổ kính. Âm sắc ấy nương theo các lễ nghi và nghi tiết cung đình tại Kinh đô mà lan xa mãi.

Những khúc điệu từ chốn Hoàng cung xưa ngày nay vẫn còn đó, ấy là trầm tích văn hóa. Theo thời gian, những làn điệu, âm sắc Hoàng cung hòa vào không gian của văn hóa Huế mà thành từ, thành câu, thầm thì cùng tâm hồn của biết bao thế hệ.

Từ âm sắc hoàng cung chuyển sang âm sắc các bài tân nhạc là một dòng chảy mang tính tiếp biến lịch sử. Bắt đầu âm hưởng mới, đã xuất hiện nhiều các ca khúc được viết về Huế, về sông Hương núi Ngự của các nhạc sĩ trong cả nước. Đặc biệt là những ca khúc sử dụng âm điệu cổ truyền Huế nhưng bằng những cảm xúc và phương tiện biểu hiện mới hơn.

Phần hai chương trình với tên gọi “Giao hòa sắc Huế” trình diễn những ca khúc Huế xưa trong không gian lung linh trữ tình từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa. Khán giả lắng đọng với những ca khúc ngọt ngào về xứ Huế mộng mơ, như: Tà áo tím, Thần Kinh thương nhớ, Tiếng Sông Hương, Chiều cố đô, Ai ra xứ Huế

Chương trình còn trình diễn bộ sưu tập áo dài ngũ thân của nhà thiết kế Quang Hòa.

Một số hình ảnh tại chương trình được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Tái hiện nghi thức lễ đổi gác

Điệu múa cung đình "Lục cúng hoa đăng"

Điệu múa "Nữ tướng xuất quân" với các vũ sinh trong hình tượng của Bà Trưng 

Múa "Phụng vũ"

Trình diễn bộ sưu tập áo dài ngũ thân của nhà thiết kế Quang Hòa

Áo dài ngũ thân hài hòa trong không gian Hoàng cung

Rất đông khán giả đến thưởng thức và ghi lại chương trình

Minh Hiền (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top