ClockThứ Năm, 19/09/2019 06:41

Biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật

TTH.VN - Chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày thành lập tổ chức Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2019), chương trình nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT phối hợp với Hội Nghệ sĩ sân khấu và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh tối 18/9.

Văn nghệ Bình Trị Thiên và cuộc gặp xúc động sau 30 nămKhai mạc trại sáng tác “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”Tôn vinh văn nghệ sĩ và tặng thưởng tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắcThành tựu từ tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc

Chương trình giới thiệu đến khán giả trích đoạn tuồng cung đình “Mạnh Lương bắt ngựa” và trích đoạn tuồng hài “Trò Trìa đi thi” do nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng, biểu diễn.

Vũ khúc cung đình “Lục triệt hoa mã đăng”

Trích đoạn “Mạnh Lương bắt ngựa” là câu chuyện Mạnh Lương dùng mưu lừa bắt ngựa quý Vạn Lý Vân của Bát Vương để cứu nguy cho Dương Lục Sứ, thể hiện kỳ tài và tấm lòng trung nghĩa của Mạnh Lương đối với chủ tướng.

Trong vở tuồng dân gian nổi tiếng “Phạm Công, Cúc Hoa”, Trìa là một nông dân hiền lành, chất phác, ít học nhưng vẫn quyết tâm lên Kinh ứng thí với mong muốn đem tài hèn, sức mọn của mình giúp nước.

Nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế còn giới thiệu đến người xem các tiết mục múa hát, như: Vũ khúc cung đình “Lục triệt hoa mã đăng”, “Đất nước tình yêu”, “Đất nước bên bờ sóng”, “Nhịp cầu mong nhớ”.

Cách đây 74 năm, tối 18/9/1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với Ủy ban Chấp hành Lâm thời do nhà phê bình Hoài Thanh làm Chủ tịch, gồm 4 ban: Văn học, hội họa, điêu khắc và kiến trúc, âm nhạc, ca kịch.

Từ đó đến nay, VHNT Huế đã để lại những dấu ấn khó phai qua các thời kỳ đầy cam go, chuyển mình đổi mới. Đời sống VHNT trên vùng đất Thừa Thiên Huế ngày càng sôi động. Một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo đang ngày càng phát triển, đến nay đã có 650 hội viên, với nhiều tên tuổi đóng góp vào nền VHNT Việt Nam đương đại.

Phát biểu tại chương trình kỷ niệm, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT nhấn mạnh: “Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đã làm nên vóc dáng của VHNT Huế đầy trí tuệ, nhân văn và mang tính tiên phong rõ nét. Hoạt động VHNT Thừa Thiên Huế không có không khí ồn ào, văn nghệ sĩ Huế trầm lặng hơn bởi tính cách Huế, song đó là sự trầm lặng của những con người chịu khó quan sát và ấp ủ sự khai mở sáng tạo”.

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025

Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên (HSV) Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), từ ngày 9/1-18/2, HSV và Đoàn Thanh niên Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025.

60 tác giả tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2025
Háo hức chờ… đếm ngược

Thời tiết đẹp, trời lạnh nhưng không mưa nên hàng ngàn người dân, du khách đã có mặt từ rất sớm để chờ đợi được hòa mình vào chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025. Sự háo hức của hàng ngàn khán giả hơn hẳn mọi năm bởi đây cũng là thời điểm họ sẽ đếm ngược đến giây phút Huế chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương.

Háo hức chờ… đếm ngược
"Đại sư phụ" nghệ thuật nhà mồ

Người Cơ Tu tại huyện Nam Đông luôn tự hào về lớp nghệ nhân tài hoa, những người vẫn giữ ngọn lửa đam mê với nghề điêu khắc nhà mồ. Ông Phạm Xuân Tin (thôn 4, xã Thượng Long) được xem là “đại sư phụ” của nghệ thuật này.

Đại sư phụ nghệ thuật nhà mồ

TIN MỚI

Return to top