ClockThứ Tư, 24/11/2021 12:44

Văn hóa là nền tảng, động lực để phát triển xã hội

TTH.VN - Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bằng hình thức trực tuyến.

Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốcMở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóaPhát huy các giá trị văn hóa để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhậpMở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO“Di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội họa”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự, chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hội trường Diên Hồng, nhà Quốc Hội, TP. Hà Nội.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng dự, chủ trì tại điểm cầu của tỉnh. Hội nghị trực tuyến còn được tổ chức tại các điểm cầu của các huyện ủy, thị ủy và Thành ủy Huế; Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Đại học Huế; các xã, phường, thị trấn...

Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh tham quan triển lãm "Nơi về lưu dấu tuổi thơ Người" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh 

Sau phần báo cáo của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, hội nghị dành phần lớn thời gian nghe các tham luận đến từ lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ đô Hà Nội; tỉnh An Giang, đại biểu trí thức, nhà khoa học; văn nghệ sĩ nhằm làm rõ hơn những kết quả đã đạt được về văn hóa, nhất là cụ thể hóa vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu có bài tham luận quan trọng trình bày tại hội nghị với chủ đề: “Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập” và khẳng định, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu quan trọng: Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa để đưa Thừa Thiên Huế phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tầm quan trọng của văn hóa. Nêu bật sự phát triển văn hóa qua các thời kỳ cách mạng của dân tộc, trở thành động lực quan trọng trong hành trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng để xây dựng và phát triển nền văn hóa. Trong đó, trọng tâm là xây dựng con người, môi trường văn hóa lành mạnh. 

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, văn hóa là nền tảng, động lực để phát triển xã hội. Đảng ta luôn xác định, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” như Bác Hồ đã từng nói. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, trước thời cơ, thách thức, phải tiếp tục xây dựng văn hóa. Phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, nổi bật trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thời gian tới, chúng ta cần tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng toàn dân tộc, thực hiện thành công phát triển đất nước; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, kết hợp giá trị truyền thống với thời đại; phát triển toàn diện đồng bộ văn hóa, nâng cao chất lượng, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hạnh phúc, khát vọng; phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là Nhân dân; chú trọng xây dựng Đảng về chính trị về đạo đức, phát huy vai trò nêu gương; xây dựng môi trường văn hóa số, làm cho văn hóa thích nghi với nền công nghiệp lần thứ 4.

Muốn vậy, giải pháp đặt ra là, tiếp tục nâng cao nhận thức về lĩnh vực văn hóa; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về văn hóa; khắc phục tư tưởng chú trọng kinh tế mà không quan tâm đến văn hóa mà phải đặt ngang hàng; sớm khắc phục tình trạng chậm phát triển thể chế văn hóa; sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Buổi chiều, dưới sự chủ trì của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; UVTW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, hội nghị tiếp tục phiên thảo luận xoay quanh các vấn đề: Động lực và sức mạnh nội sinh của văn hóa trong sự phát triển của đất nước hiện nay; hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng môi trường văn hóa, nhiệm vụ quan trọng để phát triển văn hóa con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam và phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top