ClockThứ Tư, 17/05/2017 06:39

Văn hóa đồng bào dân tộc miền núi "khoe sắc"

TTH.VN - Tối 16/5, huyện A Lưới chính thức bước vào ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) các dân tộc miền núi tỉnh lần thứ 12 năm 2017. Dù thời tiết không thuận lợi (lúc mưa, lúc tạnh) nhưng các hoạt động vẫn diễn ra rộn ràng, hấp dẫn, thu hút người dân và du khách.

.

Lễ hội mừng nhà mới của người Tà Ôi

Quy mô nhất từ trước đến nay

Từ chiều 15/5, nhiều người dân và du khách tập trung về huyện A Lưới để đón chờ những hoạt động đầu tiên của ngày hội diễn ra. Chỉ tính riêng chương trình khai mạc (tối 16/5) đã có khoảng 5.000 người dân và du khách; các nhà nghỉ, khách sạn tại A Lưới hết phòng từ rất sớm.

Ngày hội VH,TT&DL tỉnh năm nay có nhiều hoạt động, như: Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, hội thi thể dục thể thao, các triển lãm, trưng bày sách, chiếu phim lưu động, trình diễn các sản phẩm thủ công truyền thống, hội thi ẩm thực và các hoạt động du lịch. Góp mặt tại ngày hội không chỉ có người dân của A Lưới mà còn có đồng bào các dân tộc miền núi sinh sống tại Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc; riêng huyện A Lưới huy động khá đầy các xã, thị trấn với các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy. Sự phong phú về đối tượng tham gia ngày hội đem đến cho người dân và du khách những hình ảnh sinh động về nhịp sống của người dân miền ngược. Đáng chú ý, các hình thức trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ, trình diễn trang phục của đồng bào các dân tộc miền núi, hoạt động tái hiện lễ hội mừng nhà mới của đồng bào dân tộc Tà Ôi; trưng bày, trình diễn đệt Dèng và các sản phẩm thủ công truyền thống,… được người xem đánh giá cao. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới cho biết: “Trước ngày hội, người dân tập luyện rất kỹ, ai cũng mong muốn gửi tới người xem rõ nhất những hoạt động trong đời sống của họ, vì đó chính là những giá trị văn hóa quý giá”.

Chương trình văn nghệ khai mạc ngày hội VH,TT&DL các dân tộc miền núi tỉnh - năm 2017

Ngày hội năm nay hướng đến chào mừng kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2017) và 48 năm ngày đồng bào các dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế mang họ Bác Hồ (2/9/1969 – 2/9/2017) nên có nhiều hoạt động mang nội dung hướng đến Người: chiếu phim “Nhà Tiên tri Hồ Chí Minh”, trưng bày 700 bản sách về “Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, các hoạt động dâng hương, dâng hoa tại gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh,… “Qua các cuộc trưng bày, triển lãm, chúng tôi hiểu hơn về công lao to lớn của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam”, ông Hồ Văn Khởi, người dân đến xem triển lãm vào chiều 16/5 nói.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đây là ngày hội được tổ chức quy mô nhất từ trước đến nay. Năm nay, lực lượng diễn viên, vận động viên tham gia ngày hội khoảng gần 500 người, nhiều gấp đôi so với những lần trước. Ở hội thi thể thao, ban tổ chức cũng đưa vào thêm môn bóng đá, tạo thêm sự phong phú. Ngày hội có sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành là Sở VH&TT, UBND huyện A Lưới, Ban Dân tộc, Sở Du lịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thị Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc, Hương Trà và nhiều đơn vị khác nên sự đầu tư về mọi mặt khá kỹ lưỡng.

Cơ hội giới thiệu các tiềm năng

Không đơn thuần chỉ là hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc miền núi tỉnh, ngày hội VH,TT&DL các dân tộc miền núi tỉnh  - năm 2017 còn là cơ hội để giới thiệu văn hóa đặc sắc, tiềm năng du lịch của các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, qua đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ. Bà Thêm cho rằng, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi rất phong phú và hấp dẫn, ngày hội là dịp để họ “khoe” với mọi người những nét đẹp truyền thống của mình. Bên cạnh đó, có nhiều du khách đã từng đến và khám phá các vùng đất có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn được chứng kiến đầy đủ và có quy mô, vì thế ngày hội cũng là cơ hội để họ có thêm kiến thức mới.

Rõ ràng nhất là những thành công về du lịch. Trong chuỗi các hoạt động của ngày hội còn tổ chức các đoàn doanh nghiệp lữ hành khảo sát “Con đường thiên nhiên” thuộc loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện A Lưới, giới thiệu các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại huyện A Lưới, hội nghị xúc tiến đầu tư,…Đây là những cơ hội thấy rõ để phát triển du lịch các địa phương, khi là A Lưới hội đủ các điều kiện phát triển du lịch, đơn cử như thác A Nôr (xã Hồng Kim) và suối Pâr Le (xã Hồng Hạ) - hai điểm đến hiện đang hiệu quả trong việc thu hút khách.

Anh Nguyễn Văn Thanh, đến từ Quảng Nam cho biết: “Tôi sống ở vùng cao Quảng Nam nên hiểu đời sống văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số rất phong phú. Hôm nay tại Huế có ngày hội này, tôi đến xem để thấy sự khác biệt và tính hấp dẫn văn hóa của của các dân tộc. Chứng kiến chỉ vài hoạt động nhưng đủ làm tôi thấy rằng, văn hóa các dân tộc miền Tây Thừa Thiên Huế quá hấp dẫn, vì thế đã góp thêm sự phong phú, giàu bản sắc cho văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

* Cùng Thừa Thiên Huế Online trải nghiệm ngày hội qua ảnh:

"Phái đẹp" trổ tài bắn nỏ

Dù trời mưa nhưng cả VĐV và người xem đều say sưa với môn thể thao đẩy gậy

Trình diễn dệt Dèng

Clip được đồng bào dân tộc biểu diễn trong khuôn khổ lễ hội

Gian hàng của bà con A Lưới tại phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi huyện A Lưới

Trận thi đấu bóng chuyền giữa xã A Đớt (A Lưới) và Phong Mỹ (Phong Điền)

Tiệc chiêu đãi khách tại lễ hội mừng nhà mới của người Tà Ôi

Học sinh tại A Lưới chăm chú đọc sách tại triển lãm sách

Một tiết mục dự thi tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng

Rất đông người dân và du khách đến xem chương trình khai mạc ngày hội

Clip đêm khai mạc ngày hội VH,TT&DL các dân tộc miền núi tỉnh lần thứ 12 – năm 2017

Bài, ảnh, clip: Hữu Phúc

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết

Trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty CP Cấp nước Huế (HueWACO) đã lên kế hoạch, sẵn sàng các phương án cần thiết nhằm đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục, ổn định cho người dân trên địa bàn thành phố trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Đảm bảo cấp nước an toàn, ổn định dịp Tết
Báu vật của núi rừng A Lưới

Nhắc đến âm nhạc dân gian trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, không thể không kể đến nghệ nhân Lê Văn Trình (thôn PaRis - Ka Vin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới), người đã dành cả cuộc đời mình để gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Ông không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là “ngọn lửa” thắp sáng niềm đam mê âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.

Báu vật của núi rừng A Lưới
Phong Điền khai mạc Ngày hội hoàng mai bên dòng Ô Lâu

Tối 22/1 tại phường Phong Phú, thị xã Phong Điền khai mạc Ngày Hội hoàng mai lần thứ nhất năm 2025 với chủ đề “Tuyệt tác mùa Xuân”. Đến dự có ông Đoàn Kỳ Côi, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, cùng lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành và người dân ở địa phương.

Phong Điền khai mạc Ngày hội hoàng mai bên dòng Ô Lâu
A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

Đó là yêu cầu của UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Trường Lưu tại buổi làm việc với Huyện ủy, UBND, các phòng, ban, lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn của huyện A Lưới​ ngày 21/1 về công tác chuẩn bị tết Nguyên đán Ất Tỵ, giảm nghèo bền vững và một số vấn đề nổi lên trên địa bàn huyện đầu năm 2025.

A Lưới cần có ý chí vươn lên, tự lực, tự cường

TIN MỚI

Return to top