ClockThứ Bảy, 25/02/2023 21:30

Trải nghiệm văn hóa lịch sử bằng công nghệ XR

TTH - Với những ứng dụng tiên tiến, dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo mở rộng (XR) tại Đại Nội đáp ứng nhu cầu của khách tham quan trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0.

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Du khách trải nghiệm thực tế ảo XR

Kết nối hiện tại và quá khứ

Cuối tháng 12 năm ngoái, Công ty Cổ phần IV COM (Hàn Quốc) khai trương dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Đại Nội, sau khi đầu tư bổ sung và nâng cấp dự án dịch vụ giải trí sử dụng công nghệ thực tế ảo “Công viên chủ đề VR - Đi tìm Hoàng cung đã mất”.

Dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR là hình thức thực tế ảo mở rộng, dùng kính Nreal Glass và dịch vụ Ki-ốt chụp ảnh (AR Photo Kiosk) phát triển từ dịch vụ thực tế ảo (VR) “Đi tìm Hoàng cung đã mất” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty CP IV COM hợp tác thực hiện trước đây tại Đại Nội.

Du khách đeo kính Nreal Glass và nhận diện các bảng marker được lắp đặt ở nhiều nơi trong Đại Nội. Thông qua kính, có thể hình dung được văn hóa, lịch sử Hoàng cung Huế trên phong cảnh và tòa nhà thực tế tại các điểm: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Duyệt Thị Đường, cung Diên Thọ và Hiển Lâm Các.

Ngoài Trung tâm VR ở phía đông điện Thái Hòa, du khách có thể trải nghiệm XR ở 6 địa điểm trên. Đây là những nơi thu hút du khách cũng như du khách có thể trải nghiệm thông tin dịch vụ di tích lịch sử một cách thuận tiện. Theo ông Lee Kang Ho, Giám đốc Công ty Cổ phần IV COM, công nghệ XR thường chỉ sử dụng bên trong ngôi nhà, dịch vụ tại Đại Nội là nơi sử dụng kính Nreal Glass ngoài trời đầu tiên trên thế giới.

Du khách trải nghiệm dịch vụ XR trong Đại Nội

Tại mỗi địa điểm, du khách chỉ việc đeo kính vào sẽ hiện lên hình ảnh thực tế ảo trên những tòa nhà thực, tái hiện lịch sử Hoàng cung ngay trước mắt và nghe thuyết minh giới thiệu về kiến trúc, nghi lễ của triều Nguyễn.

Chẳng hạn, khi đứng ở sân Đại Triều Nghi và nhìn điện Thái Hòa bằng kính Nreal Glass thì có thể thấy hình ảnh thực tế ảo các quan lại đang yết kiến Hoàng đế. Tại Ngọ Môn, có thể thấy được hình ảnh của nghi lễ đổi gác. Tại điện Kiến Trung, sẽ thấy được màn diễu hành voi. Tại Duyệt Thị Đường, một phần buổi biểu diễn truyền thống của Hoàng cung được tái hiện. Tại cung Diên Thọ là sự kiện cầu mong cho Hoàng Thái hậu bách niên giai lão. Tại Hiển Lâm Các, lễ dựng nêu và Ngọc ấn được treo trên đỉnh cây nêu hiện ra.

Sau khi trải nghiệm, ông Nguyễn Đức Tăng, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Dịch vụ XR là một trải nghiệm thú vị. Trong quá trình tham quan Đại Nội, trải nghiệm này giúp tôi hiểu rõ hơn, hình dung dễ dàng hơn các nghi lễ, nghi thức cung đình ở chính những vị trí ngày xưa đã từng diễn ra”.

Phong phú thêm dịch vụ

Với mong muốn cung cấp dịch vụ giải trí công nghệ cao, nhằm thu hút và hấp dẫn du khách đến với Hoàng cung Huế, Công ty Cổ phần YST Hàn Quốc đầu tư vốn và chế tác nội dung nâng cấp công nghệ thực tế ảo “Công viên chủ đề VR - Đi tìm Hoàng cung đã mất”. Công ty Cổ phần IV COM là đơn vị vận hành dịch vụ.

Thông qua kính Nreal Glass, dịch vụ XR giúp nhận diện các sự vật, tòa nhà hiện tại bằng các vật thể trung gian và hiển thị các hình ảnh thực tế ảo, mang đến một trải nghiệm không giới hạn về không gian, về sự thật lịch sử thông qua các kiến trúc đặc thù. Nội dung được chế tác dựa trên không gian 3 chiều và 360 độ cùng với công nghệ thực tế ảo tăng cường.

Tính hấp dẫn và mới lạ của loại hình dịch vụ này là tạo ra một thế giới hiện thực ảo và tái hiện một cách đầy đủ, rõ nét, sinh động hình ảnh của các công trình di tích cũng như những câu chuyện văn hóa, lịch sử thú vị của Hoàng cung Huế đến với du khách. Đồng thời, tạo cảm xúc cho du khách bằng cách tái hiện công trình di tích đã mất bằng VR.

“Việc phục dựng lại những giá trị văn hóa, lịch sử mất rất nhiều chi phí và không hề dễ dàng. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật đồ họa để phục dựng các nghi lễ cung đình, để khách tham quan có thể nhìn thấy những giá trị của quá khứ. Đây là dịch vụ có thể liên kết được giữa hiện tại và quá khứ nên tôi hy vọng có thể để lại nhiều ký ức cho mọi người sau khi trải nghiệm”, ông Lee Kang Ho nói.

Từ khi khai trương đến nay, dịch vụ này thu hút nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm, nhất là khách Hàn Quốc. Ông Lee Kang Ho cho biết, thời gian lưu trú của khách Hàn Quốc tại Huế khá ít, dịch vụ này nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ trải nghiệm thông qua công nghệ XR tiên tiến hơn, với các trang thiết bị gọn nhẹ, mang lại những cảm giác chân thật, thú vị hơn cho du khách khi trải nghiệm và tham quan Đại Nội.

Cùng với nhiều hoạt động, dịch vụ khác, trải nghiệm XR tạo điểm nhấn mới trong hành trình tham quan tại khu di sản Huế, nâng cao tính hấp dẫn đối với dịch vụ giải trí thông qua công nghệ giải trí hiện đại và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với di tích Huế.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top