ClockThứ Bảy, 10/06/2023 06:35

Tìm giải pháp hài hòa với di sản

TTH - Các ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế công bố. Điều nhiều người quan tâm là ý tưởng xây cầu liệu có khả thi và ảnh hưởng đến di sản?

Cầu vượt Hộ thành hào: Cẩn trọng & có chiến lượcTrao giải cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”

leftcenterrightdel
 Ý tưởng thiết kế của tác giả Nguyễn Đình Anh đạt giải bình chọn

Nhiều ý tưởng tâm huyết

Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành” được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nhằm tìm kiếm những ý tưởng độc đáo, sáng tạo từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, tạo dựng một kiến trúc phù hợp với không gian di sản và giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đô thị tại Cửa Ngăn, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho du khách, đồng thời tạo nên một kiến trúc độc đáo, hấp dẫn khách du lịch.

Đây là bước khởi đầu thực hiện Kết luận số 47/TB-UBND ngày 15/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương về việc giao Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì, phối hợp với UBND TP. Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án giải phóng mặt bằng, đầu tư mở rộng tuyến đường kết nối giao thông phục vụ người đi bộ từ bến xe Nguyễn Hoàng đến đường Trần Huy Liệu và cầu vượt sông qua Thượng thành để đi vào Đại Nội.

Sau một tháng phát động, cuộc thi nhận được 64 phương án từ 59 tác giả, nhóm tác giả với nhiều ý tưởng độc đáo, thể hiện tâm huyết và tình yêu với di sản, mong muốn tạo điểm nhấn nhưng hạn chế tác động lên không gian di sản.

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Hội Xây dựng Thừa Thiên Huế, thành viên ban giám khảo cho biết: “Trong thời gian ngắn, 64 phương án là nỗ lực không nhỏ. Tất cả các ý tưởng đều muốn đưa ra những phương án tốt nhất. Nhiều ý tưởng rất hay, nghiên cứu từ tuyến đi, chất liệu, phương thức làm, Luật Di sản văn hóa… để đưa ra phương án phù hợp và khả thi. Những ý tưởng hay nhưng xung đột với di sản, làm ảnh hưởng đến di sản thì không được lựa chọn”.

Bảo tồn và phát triển

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, là điểm tham quan thu hút nhiều đoàn khách đến Huế, nhưng việc lưu thông ở khu vực Đại Nội hiện còn nhiều bất cập. Không gian tiếp cận di sản rất hạn chế. Lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng dẫn đến tình trạng ùn tắc, ảnh hưởng hoạt động du lịch khi du khách phải lưu thông cùng rất đông xe cộ trên lối đi nhỏ hẹp. Sắp tới, dự kiến lượng khách đến Huế trên 5 triệu người, nếu không có giải pháp đồng bộ, căn cơ sẽ xảy ra xung đột, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Huế. Vì vậy, cần tìm giải pháp để du khách tiếp cận di sản thuận lợi, an toàn.

Theo ông Nguyễn Văn Cao, từ 5-7 năm trước, các cơ quan chức năng đã nghiên cứu, tìm nhiều giải pháp giải quyết vấn đề ách tắc giao thông ở Cửa Ngăn, với nhiều phương án: phân luồng giao thông, du khách di chuyển bằng xe cơ giới, làm cầu đi qua… nhưng không thực hiện được. “Phương án gì cũng phải phục vụ tiện ích nhất cho du khách, phục vụ cho người dân địa phương và không ảnh hưởng đến di sản”, ông Cao nhấn mạnh.

Một kiến trúc sư sống ở khu vực Thành Nội bày tỏ: “Xưa nay, người dân trong thành rất khổ sở. Mỗi lần tan tầm, đến giờ đón con đi qua Cửa Ngăn thường kẹt xe, ùn tắc, trong khi đời sống ngày càng cao, lượng xe ô tô ngày càng nhiều. Hoan nghênh Huế mạnh dạn có ý tưởng làm cây cầu này, vì kiến trúc cũng là phục vụ cho con người”.

Nhà báo Phạm Hữu Thu, một công dân của Thành Nội chia sẻ: “Chúng tôi sống trong di sản nhưng không phải muốn làm gì cũng được, đó là thiệt thòi của người dân. Công trình này nếu có thể làm được thì cực kỳ nhân văn, trước hết là cải thiện giao thông cho người dân, du khách an toàn. Vấn đề là lãnh đạo tỉnh có ý tưởng và thực hiện đúng theo các quy định của Luật Di sản văn hóa”.

Cẩn trọng, khoa học

Từ cuộc thi này, điều nhiều người quan tâm là việc xây dựng cầu đi bộ vượt qua Hộ thành hào nối Thượng thành liệu có ảnh hưởng đến di sản? Một số ý kiến bày tỏ lo ngại xây cầu ở vị trí này sẽ vi phạm quy ước bảo vệ di sản. Trong lịch sử, thành phố Dresden của Đức đã bị loại ra khỏi danh sách di sản thế giới vào năm 2009 khi tiến hành xây cây cầu bắc qua sông Elbe, dù trước đó UNESCO đã có ý kiến không đồng tình.

Vị trí làm cầu thuộc khu vực 1 di tích. Theo Luật Di sản văn hóa, đối với khu vực này phải bảo tồn nguyên trạng mặt bằng và không gian. Trong trường hợp đặc biệt cần phải xây dựng công trình trực tiếp phục vụ cho di tích thì phải có ý kiến chấp thuận của cấp có thẩm quyền công nhận di tích ấy. Đối với Quần thể Di tích Cố đô Huế, cần được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (di tích cấp quốc gia đặc biệt) và UNESCO (di sản thế giới).

Trước khi tổ chức cuộc thi, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã nghiên cứu kỹ những trường hợp tương tự trên thế giới. “Thực tế, công trình di sản hàng trăm năm, hàng nghìn năm đối diện với những yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra cần có những giải pháp thích ứng. Nhiều nước, như: Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Pháp đã triển khai những phương án đi bộ tiếp cận và không ảnh hưởng đến di sản. Luật Di sản văn hóa có nói rõ vẫn được làm những công trình để bảo vệ và phát huy giá trị di sản nhưng phải làm đúng”, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung nói.

Từ cuộc thi này, ban tổ chức sẽ chọn ra những ý tưởng khả thi, phù hợp nhất với các quy định bảo tồn di sản; đồng thời tổng hợp, thống kê tất cả các ý kiến đánh giá, kể cả ý kiến trên mạng xã hội để báo cáo các cấp thẩm quyền. Việc thực hiện trùng tu, bảo tồn, xây dựng liên quan đến di sản được quy định rất chặt chẽ, thực hiện theo trình tự với sự chấp thuận của các cấp thẩm quyền. Để hiện thực hóa ý tưởng trở thành một công trình giao thông đưa vào sử dụng còn qua rất nhiều quy trình và phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý, UNESCO cũng như cộng đồng xã hội.

Ông Hoàng Việt Trung cho hay: “Từ ý tưởng trở thành thực tế là câu chuyện dài với rất nhiều quy trình bài bản, khoa học và cẩn trọng. Qua câu chuyện này, chúng tôi cũng muốn gửi thông điệp về những vấn đề thực tiễn cuộc sống dân sinh đặt ra đến các cấp có thẩm quyền quản lý di sản, kể cả UNESCO. UNESCO không phải là tổ chức cứng nhắc mà rất nhân văn, đều vì con người. Chúng ta đề xuất, nếu không được đồng tình thì không làm. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được những đóng góp của cộng đồng xã hội”.

Câu chuyện giải quyết xung đột giữa đáp ứng nhu cầu phát triển với bảo tồn di sản chưa bao giờ dễ dàng. Ngay cả cuộc thi tìm ý tưởng này cũng là đề bài khó. Tuy nhiên, đây là bước đi đầu tiên trong việc tìm giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề giao thông tại Cửa Ngăn theo đúng trình tự quy định.

Bài, ảnh: Cát An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững

Xử lý nước thải tại Huế là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững của thành phố. Với sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và công nghiệp, các giải pháp xử lý nước thải không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những di sản văn hóa và thiên nhiên quý giá của Huế.

Giải pháp xử lý nước thải tại Huế- Giải pháp phát triển bền vững
Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn

Các ngầm tràn, cống không đảm bảo thoát nước đã dẫn đến tình trạng ngập trên nhiều đoạn đường tại các địa phương ở huyện Phú Lộc khi mưa lớn. Bên cạnh giải pháp nâng cấp, sửa chữa, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để tránh các loại rác thải sinh hoạt rơi đọng, gây tắc nghẽn cống.

Đồng bộ giải pháp để hạn chế tình trạng ngập đường khi mưa lớn
Thông tin doanh nghiệp:
2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế

Tại Huế, 2S HOUSE là cái tên sáng giá trong lĩnh vực xây nhà trọn gói, được đông đảo khách hàng tin tưởng nhờ sự tận tâm, chuyên nghiệp và đa dạng dịch vụ. Không chỉ kiến tạo nên những ngôi nhà bền đẹp, 2S HOUSE còn mang lại giá trị sống đích thực, góp phần nâng tầm không gian sống của gia đình Việt. Hãy cùng khám phá những yếu tố giúp 2S HOUSE trở thành thương hiệu được yêu thích tại vùng đất Cố đô.

2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế

TIN MỚI

Return to top