ClockThứ Sáu, 12/12/2014 18:14

Tiếp nhận nhiều tác phẩm, tư liệu, hiện vật quý

TTH - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và hướng tới kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng, chiều 12-12, Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức lễ tiếp nhận các công trình nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật, tư liệu, hiện vật cách mạng, văn hóa, lịch sử Huế do các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật, các gia đình hảo tâm trao tặng trong năm 2014.

Bảo tàng đã tiếp nhận 14 tác phẩm hội họa có giá trị bằng nhiều chất liệu, như: than chì, màu nước, sơn dầu, acrylic do các họa sĩ trẻ ở Huế, Tuyên Quang, Thái Bình, Hải Phòng... trao tặng. Các nhà nghiên cứu: Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Hữu Châu Phan và Nguyễn Đắc Xuân cũng đã trao tặng các công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử, văn hóa Huế. Đây cũng là lần thứ 3 bảo tàng được tiếp nhận 30 cổ vật do nhà sưu tầm cổ vật Mai Bá Thiện trao tặng, gồm các tiêu bản gốm Chămpa, Sa Huỳnh, chén bát thời Trần Lê. Nhiều cựu chiến binh cũng đã tặng cho bảo tàng các kỷ vật chiến trường, đặc biệt là nhành san hô từ đảo Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa), chiếc nồi và chén dĩa nuôi giấu cán bộ chiến sĩ biệt động thành từ năm 1964 đến 1973...

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách nhỏ nhắn mang tên Nỗi niềm thời áo trắng (NXB Đại học Huế) vừa ra mắt bạn đọc của tác giả Nguyên Phương thật sự ấn tượng. Cuốn sách nhỏ với những câu chuyện ngắn chứa đựng cả thế giới tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc, day dứt, băn khoăn, trắc ẩn của người viết.

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”

TIN MỚI

Return to top