ClockThứ Bảy, 02/07/2022 14:40

Xã hội & đời sống Đan Mạch nhìn từ phim

TTH - Huế luôn nằm trong “bản đồ” văn hóa của Đan Mạch, đó là lời khẳng định từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam. Vì thế, Huế luôn được chọn đối tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật trong đó có điện ảnh. Quay trở lại với Huế vào tháng 7/2022, tuần phim Đan Mạch như đã chứng minh lời khẳng định đó.

Tuần phim Đan Mạch trở lại với HuếKhai mạc tuần phim Đan Mạch

Tuần phim Đan Mạch đã trở thành một thương hiệu văn hóa quen thuộc đối với khán giả yêu thích điện ảnh ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ những bộ phim đó, đã góp phần xây dựng, vun đắp, tạo cầu nối, tăng cường hiểu biết giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân Đan Mạch.

Sau một năm gián đoạn vì COVID-19, thông tin tuần phim quay trở lại với công chúng nói chung và người yêu phim ở Huế nói riêng được đón nhận một cách tích cực. Bởi lẽ ngoài những thước phim hay, những câu chuyện nhân văn, tuần phim như là cơ hội để người xem có thể “đi du lịch qua màn ảnh nhỏ”, hiểu biết về đất nước, lịch sử, văn hóa và con người Đan Mạch.

Từng đi xem tuần phim Đan Mạch được tổ chức các năm về trước, nhiều khán giả vùng đất Cố đô ấn tượng và hiểu được hơn không chỉ xứ sở, con người về một trong những quốc gia được xếp hạng hạnh phúc nhất thế giới. Vì thế, sự trở lại của tuần phim năm nay luôn được người yêu thích bộ môn nghệ thuật thứ 7 trông chờ. “Mỗi bộ phim dù gói gọi trong một thời gian nhất định, nhưng ở đó ngoài hiểu được thông điệp nhân văn của đạo diễn, mình còn thấy ở đó hình ảnh con người, đời sống, văn hóa, lịch sử… rất phong phú và đa dạng của đất nước Đan Mạch”, Thảo Miên, một người yêu điện ảnh chia sẻ.

Một trong những cảnh trong phim “Daniel”

Bà Nguyễn Kim Quy, cán bộ Truyền thông và Văn hóa Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, tuần phim sẽ trình chiếu 6 bộ phim. Những bộ phim này đại diện cho trình độ sản xuất phim chất lượng cao của Đan Mạch trong những năm gần đây. Theo bà Quy, phim Đan Mạch được chú ý vì tính chân thực, đề cập tới các chủ đề đạo đức và tôn giáo, sự thẳng thắn về tình dục cũng như áp dụng các kỹ thuật làm phim mới. Các bộ phim được trình chiếu đã nhận được nhiều giải thưởng cũng như đề cử giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế và Đan Mạch danh giá.

Mỗi bộ phim là một câu chuyện cuốn hút và đa dạng. Ở đó, người xem sẽ bị lôi cuốn, hấp dẫn và căng thẳng khi các nhân vật bị giằng xé và lựa chọn khó khăn giữa trả thù và tha thứ sau chiến tranh trong bộ phim “Mảnh đất của tôi”. Câu chuyện bộ phim nhấn mạnh vào thời điểm tháng 5 năm 1945, khi đó Đức Quốc xã chấm dứt chiếm đóng Đan Mạch và để lại hàng trăm ngàn quả mìn chôn dọc theo đường bờ biển. Công việc rà phá bom mìn nguy hiểm này được giao cho một nhóm tù binh Đức trẻ tuổi, một sự trừng phạt dường như rất đúng đắn nhưng cũng rất tàn ác.

Bị buộc phải làm công việc có thể đe dọa đến mạng sống bất cứ lúc nào, chẳng mấy chốc các tù binh trẻ tuổi hiểu ra rằng chiến tranh còn lâu mới kết thúc. “Mảnh đất của tôi” vì thế được chọn là phim Đan Mạch hay nhất năm 2016 và được đề cử phim nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar 2017.

Hay như bộ phim “Daniel” kể về câu chuyện một trong những cuộc giải cứu con tin ngoạn mục nhất diễn ra trong thời gian gần đây. Nhân vật chính là phóng viên ảnh trẻ tuổi người Đan Mạch Daniel Rye. Anh đã bị Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng bắt giữ làm con tin trong suốt 398 ngày tại Syria cùng với một số công dân nước ngoài khác, trong đó có nhà báo người Mỹ James Foley. Bộ phim kể về nỗ lực sinh tồn của Daniel trong hoàn cảnh bị giam cầm, tình bạn của anh với James và cơn ác mộng của gia đình Rye ở Đan Mạch khi đối mặt với nỗi sợ rằng họ có thể sẽ không bao giờ gặp lại con trai mình. Ở bộ phim này, khán giả có dịp hòa mình vào các câu chuyện với những mảnh đời khác nhau, với những thông điệp tích cực và tràn trề hy vọng.

Ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho hay, rất vui mừng được đem tuần phim Đan Mạch trở lại Việt Nam. Đây là một phần của chương trình văn hóa nghệ thuật nhằm kỷ niệm 51 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đan Mạch và Việt Nam. “Chúng ta không những kỷ niệm lịch sử hợp tác mà còn cùng nhau hướng về tương lai, tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như: thương mại, năng lượng, năng lượng tái tạo, an toàn thực phẩm, giáo dục và văn hóa… Tôi hy vọng rằng khán giả cũng sẽ yêu thích các bộ phim này giống như tôi”, ông Kim Højlund Christensen nhấn mạnh.

Bài: NHẬT MINH - Ảnh: Martin Dam Kristensen

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top