ClockThứ Ba, 02/02/2021 20:29

Trưng bày tư liệu, hiện vật liên quan đến hoàng đế Minh Mạng

TTH.VN - Nhân dịp Tết Nguyên đán Tân sửu 2021 và kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi, chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng thành Huế) nhằm tôn vinh và khẳng định những đóng góp to lớn của vị hoàng đế anh minh đối với lịch sử dân tộc.

Khai mạc trưng bày về hoàng đế Gia LongLần đầu tiên "Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn" ra mắt công chúng Cố đô HuếLàm mới dịch vụ tại Đại Nội bằng công nghệ hiện đạiKhánh thành bảo tồn Triệu Tổ Miếu và khai mạc “Huế - 1 điểm đến 5 di sản”

Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và công chúng

Triển lãm giới thiệu đến du khách một số cổ vật đời Minh Mạng được lựa chọn từ các sưu tập của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, như: đồ tự khí, vật dụng sinh hoạt hàng ngày hoặc trong công việc triều chính, các hình ảnh tư liệu mộc bản, châu bản phản ánh rõ nét công cuộc cải cách đất nước, giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hoàng đế Minh Mạng (1791 –1841) húy Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ 4 của hoàng đế Gia Long. Là người thông minh, quyết đoán, tinh thông Nho học, hoàng đế Minh Mạng đã đưa nước ta trở thành một quốc gia hùng mạnh với lãnh thổ rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc nửa đầu thế kỷ XIX.

Trong 20 năm tại vị, hoàng đế Minh Mạng đã thực thi nhiều chính sách cải cách quan trọng từ nội trị đến ngoại giao, giúp cho đất nước trong giai đoạn ông trị vì trở thành thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến nhà Nguyễn.

Hoàng đế Minh Mạng đã để lại một di sản vật chất và tinh thần to lớn mà nhiều bộ phận trong đó đã trở thành di sản của dân tộc và nhân loại, như: các công trình kiến trúc, âm nhạc cung đình, các loại tài liệu mộc bản, châu bản, thơ văn chạm khắc trên kiến trúc cung đình Huế... Ngoài ra, hoàng đế Minh Mạng là người có công rất lớn trong việc hoàn thiện quy hoạch tổng thể Hoàng thành Huế, trong đó có công trình Ngọ Môn và điện Thái Hòa.

Hình ảnh một số tư liệu, hiện vật tại triển lãm:

Lư xông trầm pháp lam

Các cổ vật bằng đồng thời Minh Mạng

Ấn Quốc Sử Quán

Nghê bằng đồng được chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826)

Tiền đồng triều Minh Mạng

Sách "Ngự chế thi lục tập" của hoàng đế Minh Mạng

Bản tấu Minh Mạng thứ 19 (1838) của Bố chánh tỉnh Quảng Ngãi Đặng Đức Thiệm xin miễn trừ thuế cho các thuyền đi khảo sát Hoàng Sa

Ảnh chụp bản gốc mộc bản khắc sơ đồ Hoàng thành Huế

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm hơn 25.600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa

Năm 2024, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã thực hiện số hóa tư liệu với 25.610 trang tư liệu Hán Nôm, tương ứng 584 đầu tư liệu. Việc số hóa này tập trung ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền.

Thêm hơn 25 600 trang tư liệu Hán – Nôm được số hóa
Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

TIN MỚI

Return to top