ClockThứ Ba, 16/03/2021 18:50

Thêm 5 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh

TTH.VN - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với các di tích văn hóa lịch sử có giá trị trên địa bàn tỉnh.

Khu di tích Danh tướng Nguyễn Tri Phương cần được tôn tạoLập hồ sơ đề nghị xếp hạng 4 di tích gắn liền với Bác Hồ là di tích cấp quốc gia đặc biệtKhánh thành di tích lịch sử cấp tỉnh Trạm phẫu tiền phương

Bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (Bastogne) 

Theo đó, có 5 di tích được công nhận là di tích cấp tỉnh trong đợt này, gồm: miếu Bà Giàng (phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy), bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà); địa điểm chiến thắng Cồn Rang (xã Phú Gia, huyện Phú Vang); nhà thờ làng Diêm Trường, miếu và lăng mộ ông, bà Trà Quận công (xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc).

Miếu Bà Giàng là một trong những phế tích mang đậm dấu ấn của một công trình kiến trúc Chăm Pa, có giá trị về mặt khảo cổ học. Ngoài giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, miếu Bà Giàng còn ghi dấu hoạt động chiến đấu của quân và dân Hương Thủy trong hai cuộc kháng chiến. 

Bia tưởng niệm liệt sĩ tại căn cứ quân sự Động Tranh (Bastogne) là một công trình đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và sự tôn vinh của Đảng, chính quyền, Nhân dân địa phương đối với các chiến sĩ quân giải phóng đã cống hiến xương máu trong những ngày tháng chiến đấu gian khổ năm 1972.

Chiến thắng Cồn Rang là chiến thắng chống Pháp đầu tiên ở Phú Vang, chứng tỏ lực lượng vũ trang của huyện ngày càng lớn mạnh để bảo vệ thành quả cách mạng. Địa điểm chiến thắng Cồn Rang in đậm chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cán bộ và dân quân du kích xã Phú Gia, huyện Phú Vang.

Nhà thờ làng Diêm Trường được xây dựng cách đây hơn 400 năm, là nơi thờ tự các bậc hiền tiền khai canh, khai khẩn và các họ tộc nối tiếp có công khai phá lập làng. Hiện nay, tại nhà thờ làng Diêm Trường còn lưu giữ nhiều sắc, chiếu, chỉ... có từ thời Tây Sơn và thời các vua Nguyễn.

Miếu và lăng mộ ông bà Trà Quận công là những công trình có giá trị lịch sử, văn hóa thể hiện sự tri ân của hậu thế hôm nay đối với tiền nhân trong tiến trình lịch sử, đã có công trong việc khai phá, mở mang và giữ gìn bờ cõi.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đối với địa điểm chiến thắng đồi A Bia (xã Hồng Bắc, huyện A Lưới).

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

Ngày 2/1, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế cho biết, Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích lịch sử, văn hóa TP. Huế đã tiến hành họp thông qua hồ sơ xếp hạng cho các di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố và thông qua nội dung, phương án điều chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top