ClockThứ Tư, 10/04/2024 10:33

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

HNN.VN - Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộTổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc Văn hóa Huế

 Đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam đi qua nhiều tuyến phố chính  

Lễ hội điện Huệ Nam do Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp Ban bảo trợ điện Huệ Nam tổ chức, vừa chính thức khai hội vào sáng 10/4, diễn ra trong 2 ngày.

Từ sáng sớm, các thánh đồng, đạo hữu đã thực hiện nghi lễ tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo. Sau đó là lễ rước đường bộ từ nơi này lên khu vực Nghinh Lương Đình. Đoàn rước đi qua các tuyến đường trung tâm, dọc theo bờ Bắc sông Hương như Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn trước khi dừng tại Nghinh Lương Đình.

Với quãng đường gần 3km, đoàn rước với các hương án và hàng trăm thánh đồng, đạo hữu trong trang phục truyền thống, cờ phướn đã tạo nên không khí lễ hội trang nghiêm nhưng cũng đầy sôi động khi đón nhận sự chào đón của đông đảo người dân, du khách.

Sau khi thực hiện nghi lễ cáo yết cầu an ở Nghinh Lương Đình, đoàn rước lần lượt xuống các thuyền rồng và di chuyển đến điện Huệ Nam để tiến hành nghi lễ quan trọng khác như Lễ Chánh tế, cầu nguyện Quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ.

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

 Từ sáng sớm, ban tổ chức đã tiến hành lễ cáo
Thánh đồng, đạo hữu tụ hội về Huế tham dự lễ hội

Nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường bộ từ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình với quãng đường hơn 3km

 
 Người dân hai bên trường vừa xem, vừa tranh thủ ghi hình nơi có đoàn rước ngang qua
 Đoàn rước đến Phu Vân Lâu và rẽ vào Nghinh Lương Đình
 Đoàn rước bộ tạo điểm nhấn cho lễ hội  
 Du khách nước ngoài thích thú với lễ hội vừa trang nghiêm vừa rực rỡ
 Các nghi lễ  được tiến hành  tại Nghinh Lương Đình
Đoàn rước lần lượt xuống các thuyền rồng và di chuyển đến điện Huệ Nam  

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài lộng lẫy trong đêm tôn vinh

Trên nền nhạc của những giai điệu truyền thống xen lẫn hiện đại, hàng trăm người mẫu trình diễn các bộ sưu tập áo dài trong không gian cổ kính của cung An Định. Quan khách trong và ngoài nước, người dân xứ Huế đã được thưởng thức một “bữa tiệc nghệ thuật” kết hợp giữa thời trang, âm nhạc và di sản.

Áo dài lộng lẫy trong đêm tôn vinh
Dương Nỗ - điểm hẹn văn hóa đặc biệt trong hành trình tháng 5

Ngày hội làng Dương Nỗ trở thành điểm hẹn văn hóa đặc biệt trong hành trình tháng 5 nhớ Bác, góp phần gắn kết giữa di tích với cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời gắn với phát triển du lịch.

Dương Nỗ - điểm hẹn văn hóa đặc biệt trong hành trình tháng 5
Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu

Trong không khí rộn ràng của ngày hội “Sắc xuân vùng cao” A Lưới, giữa những điệu múa “tung tung da dá” và tiếng cồng chiêng vang vọng, tôi may mắn được chứng kiến một nghi lễ đặc biệt của đồng bào Cơ Tu - lễ hội Ân Ninh Pa Nua. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời, thể hiện tình cảm thiêng liêng của nhà gái đối với nhà trai sau nhiều năm kết tình thông gia.

Ân Ninh Pa Nua của đồng bào Cơ Tu
Mơ về dòng sông lễ hội đúng nghĩa

Sông Hương giờ đây không chỉ mang trên mình sứ mệnh “di sản mềm” mà còn là con sông của lễ hội, nơi diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa quan trọng của Huế, tạo nên điểm nhấn vô cùng ấn tượng.

Mơ về dòng sông lễ hội đúng nghĩa

TIN MỚI

Return to top