ClockThứ Sáu, 17/01/2025 21:10

Ra mắt Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế

TTH.VN - Chiều 17/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường- Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai trương Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế. Chương trình được thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF).
Du khách tham quan không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế 

250 mặt nạ trong bộ sưu tập mặt nạ tuồng đầy màu sắc (với kích thước 17cmx22cm) cùng 2 mặt nạ lớn (1mx1,5m) được trưng bày, giới thiệu tại Không gian trưng bày mặt nạ tuồng Huế (phía sau Nhà hát Duyệt Thị Đường). Các mặt nạ được chế tác tỉ mỉ bởi các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Đặc biệt, 2 mô hình nhân vật Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá từ các vở tuồng kinh điển Sơn Hậu và Tam Nữ Đồ Vương được tái hiện tinh xảo, ấn tượng, mang đến trải nghiệm sống động và chân thực về nghệ thuật sân khấu cung đình.

Tất cả đã được xây dựng thành một không gian trưng bày hấp dẫn. Đây không chỉ là nơi để chiêm ngưỡng nghệ thuật mà còn là cơ hội để công chúng, du khách đắm mình trong giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của Huế.

 Các nghệ sĩ biểu diễn trích đoạn "Kim Lân qua đèo" trong vở tuồng Sơn Hậu 

Đề án "Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế" được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai năm 2023 với sự tài trợ của Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF). Mục tiêu của dự án là đào tạo và truyền dạy kỹ thuật kẻ mặt nạ tuồng Huế cho các nghệ sĩ, diễn viên, nhằm bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền.

Trong quá trình thực hiện, các học viên đã học được trình tự kẻ mặt nạ, cách pha màu, ý nghĩa của họa tiết và màu sắc, cũng như thực hành kẻ trên mặt nạ giấy và trên mặt người. Kết quả, dự án hoàn thành 330 sản phẩm, vượt chỉ tiêu ban đầu là 300 sản phẩm.

Sau khóa học, các sản phẩm này được trưng bày tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, tạo nên một không gian tham quan và giới thiệu nghệ thuật tuồng Huế đến công chúng. Tiếp nối thành công của đề án trên, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề xuất với VinIF tiếp tục hỗ trợ để mở rộng quy mô dự án, tăng số lượng mặt nạ trưng bày lên 20 mẫu với 250 mặt nạ tại không gian thứ hai, phía sau Nhà hát Duyệt Thị Đường, góp phần hồi sinh và phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của Huế.

Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế
Thưởng thức ẩm thực chay

Từ ngày 27/4-2/5, không gian ẩm thực chay với chủ đề “Thân thiện môi trường – cuộc sống hạnh phúc” diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15 Lê Lợi, TP. Huế).

Thưởng thức ẩm thực chay
Khai mạc không gian trưng bày giới thiệu về hoàng đế Minh Mạng

Kỷ niệm 177 năm ngày mất của Hoàng đế Minh Mạng (1841 – 2018), ngày 12/2 (ngày 27 tháng Chạp), tại Hiếu Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khai mạc không gian trưng bày giới thiệu về vị hoàng đế Minh Mạng - vị vua thứ hai của triều đại nhà Nguyễn.

Khai mạc không gian trưng bày giới thiệu về hoàng đế Minh Mạng

TIN MỚI

Return to top