ClockThứ Bảy, 29/06/2024 20:22

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

TTH.VN - Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.

200 người mặc áo dài đạp xe vì môi trường và lan tỏa nét đẹp du lịch HuếTruyền cảm hứng qua tà áo dài ViệtCuộc hội ngộ thú vị giữa Áo dài và Hanbok

Các người mẫu trình diễn trong chiều 29/6, trong tay là túi xách được làm ra từ làng nghề đệm bàn Phò Trạch 

“Di sản nghề Huế se duyên với áo dài” là chủ đề chương trình trình diễn áo dài diễn ra vào chiều 29/6 tại công viên đối diện đình Kim Long (phường Kim Long, TP. Huế).

Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, thu hút đông đảo du khách, người dân tham dự. Với sân khấu cộng đồng ngoài trời, các nhà thiết kế đến từ ba miền lần lượt giới thiệu đến công chúng các bộ sưu tập được lấy từ cảm hứng ở các làng nghề truyền thống nổi tiếng  ùng đất Cố đô.

Ở đó, người xem bắt gặp nghề dệt Zèng từ huyện vùng cao A Lưới, nghề đệm bàng Phò Trạch, nghề làm nón lá của làng quê ở Phú Vang, nghề làm diều Huế… Tất cả khi kết hợp với áo dài đã tôn vinh nét đẹp văn hóa Huế. Tùy cảm hứng của mình mà các nhà thiết kế cách điệu, trang trí lên tà áo dài một cách bài bản, duyên dáng. Để khi người mẫu trình diễn đã mang theo đó hồn cốt của không chỉ tà áo dài mà cả linh hồn làng nghề truyền thống. Xuyên suốt chương trình còn có sự góp mặt của các nghệ nhân đến từ các làng nghề. Họ thao diễn và làm ra những sản phẩm ngay giữa sân khấu chính – nơi người mẫu trình diễn, tạo nên khung cảnh đầy cảm xúc giữa áo dài và nghề truyền thống.

Theo ban tổ chức, sự kiện góp phần giữ gìn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đồng thời, lan tỏa vào đời sống đề án “Huế - Kinh Đô Áo dài”, không chỉ phục hưng một di sản của Cố đô Huế mà còn góp phần thiết thực để hỗ trợ ngành du lịch dịch vụ phát triển bởi áo dài là một di sản văn hóa đặc thù, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua.

Những hình ảnh tại chương trình trình diễn:

 Các người mẫu trong trang phục áo dài với hình ảnh địa danh, làng nghề nổi tiếng xứ Huế
 Hình ảnh diều Huế cùng với người mẫu nhí được tôn vinh cùng với áo dài
 Dệt Zèng từ huyện vùng cao A Lưới cũng góp mặt với chương trình
 Mỗi bộ thiết kế được các nhà thiết kế cách điệu, trang trí lên tà áo dài một cách bài bản, duyên dáng
 Xuyên suốt cả chương trình còn có sự góp mặt của các nghệ nhân đến từ các làng nghề

N. MINH - LAM ĐIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông thoáng với không gian mở

Với sự kết nối linh hoạt giữa các khu vực chức năng, không gian mở không chỉ mang lại sự thông thoáng, thoải mái mà còn giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng, tạo nên một môi trường sống gần gũi và cởi mở hơn.

Thông thoáng với không gian mở
Lan tỏa nét đẹp người phụ nữ Huế

Chiều 5/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Huế tổ chức chương trình Liên hoan nghệ thuật “Khúc xuân ca tự hào”. Tham dự chương trình có lãnh đạo một số ban, ngành cùng gần 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố.

Lan tỏa nét đẹp người phụ nữ Huế
Cuốn hút với những bức tường “dang dở”

Trong thiết kế kiến trúc và nội thất hiện đại, vẻ đẹp của những bức tường thô mộc đang ngày càng được ưa chuộng, mang lại sự chân thực, cá tính, nguyên bản đầy cuốn hút.

Cuốn hút với những bức tường “dang dở”
Mềm mại đường cong...

Đường cong không chỉ tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển mà còn mang lại tính thẩm mỹ và cảm giác hài hòa cho không gian. Ngày nay, xu hướng sử dụng đường cong ngày càng phổ biến trong các công trình kiến trúc, từ nhà ở, văn phòng đến các công trình công cộng.

Mềm mại đường cong
Thảo thơm sợi bún Vân Cù

Ngày 10/12/2024, cùng với lễ hội điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, TP. Huế), nghề làm bún Vân Cù (xã Hương Toàn, TX. Hương Trà) được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo kế hoạch, ngày 19/2 này, Hương Trà sẽ long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản cho nghề bún Vân Cù.

Thảo thơm sợi bún Vân Cù

TIN MỚI

Return to top