ClockThứ Năm, 04/10/2018 15:14

Lồng ghép quảng bá tiêu thụ sản phẩm zèng vào du lịch homestay

TTH.VN - Đó là một trong những mục tiêu mà dự án bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng thổ cẩm đồng bào dân tộc Tà Ôi giai đoạn 2019-2021 hướng tới. Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết ngày 4/10.

Tiếp tục xác lập, phát triển nhãn hiệu tập thể cho dệt zèngTiếp sức cho nghề dệt zèng A LướiCải tiến quy trình nhuộm sợi dệt Zèng

Việc phát triển dệt zèng vừa bản tồn loại hình văn hóa đặc trừng, vừa giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phục vụ tiêu dùng

Dự án hướng tới cụ thể các việc như tổ chức các hội thi trình diễn nghệ thuật dệt zèng theo hướng chuyển dần sợi cotton, sợi chỉ có chất lượng và có màu sắc hơn với nhiều loại cườm mới lạ. Ưu tiên bố trí các lô tại chợ A Lưới, trung tâm văn hóa cộng đồng của huyện để trưng bày, quảng bá. Hỗ trợ hai đơn vị có không gian bán sản phẩm zèng tại địa bàn TP. Huế…

Ngoài ra, xây dựng quỹ hỗ trợ và phát triển để thuê tư vấn thiết kế mẫu mã hoa văn làm đa dạng sản phẩm, hỗ trợ mua các loại chỉ có hoa văn và chất lượng, các loại cườm đá có giá trị. Hỗ trợ đào tạo thợ dệt trên khung dệt cải tiến, hỗ trợ khung dệt cải tiến. Tổ chức cuộc thi sáng tác, thiết kế mẫu mã tạo ra sản phẩm quà lưu niệm từ zèng… Dự kiến tổng kinh phí cho dự án này 650 triệu đồng.

Được biết, mục tiêu của dự án hướng tới bảo tồn, phục hồi giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Quốc gia được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố năm 2016. Phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của nghề dệt zèng, tạo cơ hội quảng bá hình ảnh A Lưới đến với bạn bè trong tỉnh, trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư phát triển. Việc này còn giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phục vụ tiêu dùng, gìn giữ bản sắc văn hóa.

Tin, ảnh: P. Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top