ClockThứ Bảy, 21/12/2024 14:27

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

TTH.VN - Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.
Di tích Hải Vân Quan có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự

Tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của 2 địa phương Huế, Đà Nẵng và đông đảo Nhân dân, du khách.

Được ca ngợi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, Hải Vân Quan - công trình kiến trúc thành lũy quân sự ấn tượng, được xem là một trong những cửa ải hùng tráng bậc nhất Việt Nam nằm ở độ cao 490m trên dãy núi Hải Vân. Vị trí của di tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 90km về phía Bắc và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28km về phía Nam.

Mang nhiều giá trị về văn hóa lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển du lịch của hai địa phương nói riêng và miền Trung nói chung, Hải Vân Quan với vai trò như một cột mốc kết nối hai vùng du lịch Bắc và Nam Trung Bộ, di tích này mang trong mình giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy, vào ngày 14/7/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Hải Vân Quan là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Hải Vân Quan đã chứng kiến nhiều trận chiến khốc liệt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đồng thời, di tích này cũng chịu tác động nặng nề từ điều kiện khí hậu mưa nhiều, nắng gắt vô cùng khắc nghiệt dẫn đến tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế  Hoàng Việt Trung, với những giá trị lịch sử - văn hóa và là một tài nguyên du lịch độc đáo, có tiềm năng liên kết vùng, có thể trở thành "mỏ vàng" nếu được quản lý và khai thác một cách khoa học, hiệu quả, chính quyền hai địa phương cùng thực hiện “cái bắt tay lịch sử” để hồi sinh di tích.

 Du khách tham quan, tìm hiểu thông tin về di tích 

Trong đợt trùng tu này, dự án tập trung vào việc phục hồi toàn diện các công trình kiến trúc, nhằm tái hiện vẻ đẹp và giá trị lịch sử của Hải Vân Quan.

Sau 3 năm (khởi công từ 19/12/2021), đến nay, Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã hoàn thành. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng, trong đó, mỗi địa phương đóng góp 50% từ nguồn ngân sách.

Công trình này là tài sản chung vô giá, là biểu tượng của quan hệ đoàn kết, hợp tác tốt đẹp giữa thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nền tảng quan trọng để hai bên tiếp tục phối hợp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong tương lai.

Đại diện lãnh đạo hai địa phương Huế - Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm tại di tích Hải Vân Quan 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, nhấn mạnh: Thực hiện dự án này, hai địa phương Huế và Đà Nẵng đã tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan. Hai thành phố cùng với Khu Quản lý đường bộ tổ chức giao thông trên QL1 đoạn qua Hải Vân Quan; triển khai các hạng mục phụ trợ, nhất là khu vực hậu cần dịch vụ như bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn và không gian trưng bày sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách…

Sở hữu kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử quân sự to lớn, từ sau khi hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích, Hải Vân Quan với vị trí đặc biệt nằm giữa hai địa phương đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top