ClockThứ Hai, 12/11/2018 11:41

Cần xử phạt nghiêm khắc hành vi bôi bẩn di tích

TTH.VN - Mặc dù bị lên án cũng như kêu gọi tuyệt đối không được khắc, viết, vẽ bậy lên di tích nhưng vẫn còn một bộ phận người đến tham quan bỏ ngoài tai. Những hành vi như thế được xem là thiếu văn hóa, ứng xử có lỗi với di tích.

Không gian văn hóaGóp bàn chuyện phát triển du lịch

Những hình ảnh viết, vẽ bậy gần kín trên rùa đá và bia đá chùa Thiên Mụ

Ở một vài di tích trên địa bàn tỉnh, việc làm phản cảm này được chấn chỉnh bằng cách bố trí lực lượng bảo vệ, đặt biển cảnh báo thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, hành vi khắc, viết, vẽ bậy lên di tích vẫn còn xuất hiện tại một số điểm như chùa Thiên Mụ, Văn Thánh - Võ Thánh…

Ngoài những dấu khắc đậm, nham nhở lên bia, rùa đá, đại hồng chung còn có những vết được viết bằng viết xóa màu trắng nổi bật, rất phản cảm. Đáng chú ý, từ những thông tin được “lưu lại” ấy, có thể thấy rằng, đa số trong đó là của giới trẻ, học sinh.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin cho biết, thực trạng này tồn tại lâu nay trên cả nước, không riêng gì Huế. Cần phải lên án, báo động, và đưa ra biện pháp giải quyết lâu dài, dứt điểm. Ngoài ra, cần tính đến phương án tẩy xóa những dấu tích đã xuất hiện trước đó. Đặc biệt, có biện pháp xử pháp thật nặng, nghiêm khắc với những hành vi nói trên.

Trong khi đó, theo bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế khẳng định, việc ngăn chặn vết vẽ bậy lên di tích đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế triển khai từ rất lâu.

Bên cạnh tăng cường lực lượng bảo vệ, gắn biển báo, trung tâm đã cho lắp camera ở một số điểm di tích để giám sát. Tuy nhiên, lâu nay chưa có trường hợp nào bị xử phạt, mà chủ yếu khi phát hiện chỉ nhắc nhở là chính. Đến thời điểm này, việc vẽ bậy gần như đã được chấn chỉnh.

Phạt 1-3 triệu đồng

Luật di sản văn hóa năm 2013 đã có quy định rất rõ ràng về xử phạt các hành vi hủy hoại, làm sai lệch di sản văn hóa để bảo vệ di sản, các địa phương, những nơi có di tích cần phải thực hiện nghiêm những quy định này.

Chiếu theo điều 13 Luật di sản văn hóa thì hành vi viết, vẽ bậy lên di sản được khép vào tội "hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa".

Tại điều 23 của nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định: phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật.

Một số hình ảnh bôi bẩn di tích được Thừa Thiên Huế Online ghi lại được:

Nham nhở những vết khắc bậy lên trên thân rùa ở chùa Thiên Mụ

Một tấm bia ở Văn Thánh bị viết bậy giữa những dòng chữ trên bia

Theo quan sát, có những vết khắc bậy khá sâu, ăn vào di tích rất khó xử lý

Bên trong một đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ, nhiều người vẫn chui vào để cố viết cho bằng được

"Con tên là..." - một dấu tích xấu xí để lại ở phía sau mặt bia

Trước thực trạng bôi bẩn lên di tích, nhiều nơi buộc phải gắn biển báo 

Chỉ vì cầu mong được học giỏi mà một học sinh đã khắc tên và lớp của mình lên bia một cách vô cùng phản cảm như thế này

Chùa Thiên Mụ - một điểm đến nổi tiếng - hiện đang được chấn chỉnh tình trạng bôi bẩn, vẽ bậy

P. Thành (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ vững an ninh trên địa bàn di tích

Là một trong những địa bàn quan trọng của thành phố Huế, công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) luôn được quận Phú Xuân xem là nhiệm vụ hàng đầu để gìn giữ nét đẹp của một đô thị di sản.

Giữ vững an ninh trên địa bàn di tích
Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng

Ngày 2/1, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế cho biết, Hội đồng xét duyệt hồ sơ di tích lịch sử, văn hóa TP. Huế đã tiến hành họp thông qua hồ sơ xếp hạng cho các di tích lịch sử, văn hóa cấp thành phố và thông qua nội dung, phương án điều chỉnh hồ sơ các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn.

Nhiều di tích được xếp hạng và đề nghị khoanh vùng
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top