ClockThứ Ba, 09/11/2021 15:40

“Bảo vệ di sản văn hóa từ góc nhìn bình đẳng giới”

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo trực tuyến do Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức ngày 9/11.

Gìn giữ thơ văn trên kiến trúc cung đình HuếXây dựng hồ sơ di sản tư liệu ẩm thực cung đình HuếVào Hoàng cung Huế thăm Tết xưa qua mộc bảnTriển lãm Di sản Tư liệu châu Á - Thái Bình Dương ở Bangkok

Hội thảo “Bảo vệ di sản văn hóa từ góc nhìn bình đẳng giới” tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Hội thảo nhằm chia sẻ những nhận thức mới về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu nói riêng, di sản văn hóa nói chung; nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và khích lệ sự tham gia của phụ nữ trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã đánh giá về thực trạng quản lý, đặc biệt là công tác nhận diện, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng; công tác bảo vệ, phát huy, quảng bá giá trị của các di sản tư liệu thế giới và di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (thuộc Chương trình Ký ức thế giới) sau khi được ghi danh. Đồng thời, chia sẻ về vai trò của phụ nữ cùng những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu nói riêng và di sản văn hóa nói chung. Từ đó, tăng cường sự kết nối trong mạng lưới khu vực về các hoạt động bảo vệ, tiếp cận di sản tư liệu theo đúng tinh thần của UNESCO và Chương trình Ký ức thế giới (MOW).

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao với tham luận “Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Thừa Thiên Huế” nêu rõ những nỗ lực của địa phương trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, trưng bày và giới thiệu loại hình di sản tư liệu đến với công chúng, các nhà nghiên cứu và du khách tại các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hợp tác làm nổi bật giá trị, sự đa dạng của di sản tư liệu và đưa những giá trị đó đến cộng đồng; dựng phim, phóng sự giới thiệu, quảng bá về giá trị độc đáo của di sản tư liệu trên truyền hình; tổ chức trưng bày, triển lãm, biên soạn, xuất bản ấn phẩm cũng như giới thiệu di sản tư liệu tại các lễ hội, phục vụ phát triển du lịch…

Ông Phan Thanh Hải kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần triển khai kế hoạch nghiên cứu soạn thảo và ban hành thông tư quy định kiểm kê di sản tư liệu và lập hồ sơ khoa học di sản tư liệu để đưa vào danh mục di sản tư liệu quốc gia; bổ sung thông tin về di sản tư liệu vào Luật Di sản Văn hóa để có thể nhận diện các giá trị và lập danh mục di sản tốt hơn.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top