ClockThứ Sáu, 27/11/2020 12:00

Thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế

TTH.VN - Sáng 27/11, Ban vận động thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế tổ chức Đại hội thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế, nhiệm kỳ 2020-2025. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.

Phát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn các tinh hoa văn hóaHạt nhân của đô thị di sảnChiến lược cụ thể cho văn hóa“Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định”Nhận diện bản sắc văn hóa Huế để tìm hướng phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (trái) trao Quyết định thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế cho đại diện là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân

Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế được UBND tỉnh cho phép thành lập từ tháng 9/2020. Đây là tổ chức xã hội, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và chịu sự quản lý của Sở Văn hóa & Thể thao về lĩnh vực chuyên ngành hoạt động của hội. Hội có tư cách pháp nhân, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế hoạt động trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, phát triển di sản, tham gia phản biện và bảo vệ các thành tựu văn hóa của của dân tộc trên đất Huế. Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu, bảo vệ và phát triển di sản văn hóa trên các lĩnh vực: Con người, văn học, nghệ thuật, kịch nghệ, âm nhạc, các ngành nghề truyền thống; di sản thiên nhiên; di sản thời Âu hóa… Huehoc.com là cổng thông tin điện tử và là phương tiện truyền thông của Hội.

Thời điểm này, Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế đã có 64 người đăng ký tham gia. Trong đó, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 50 người, TP. Hồ Chí Minh 11 người và 3 người ở TP. Hà Nội. Thành viên trẻ nhất 32 tuổi và thành viên cao tuổi nhất 89 tuổi.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ biểu dương sự nỗ lực của Ban vận động thành lập Hội và bày tỏ vui mừng khi định hướng hoạt động của hội trong năm 2021 và thời gian tới phù hợp với các việc tỉnh đang triển khai, như việc xây dựng kinh đô ẩm thực, kinh đô áo dài, tủ sách Huế…

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị hội căn cứ văn bản thành lập để hoàn thiện các nội dung về quy chế để hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của hội, hướng đến mục tiêu chung là phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, để những giá trị này có thể thăng hoa và Nhân dân Huế được hưởng thụ một cách tốt nhất.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Giữ gìn văn hóa Huế

Văn hóa Huế tuy chỉ là một đường vân, một mảng màu, một góc riêng trong bức tranh đa sắc của văn hóa Việt Nam nhưng cũng sống động, lộng lẫy, bao la và đằm sâu. Tự biết sức mình nên tôi chỉ chọn những gì cụ thể, mắt thấy tai nghe về văn hóa Huế, những nét riêng có và dĩ nhiên Đẹp của người Huế viết ra đây để chúng ta có thể tự hào.

Giữ gìn văn hóa Huế
Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế

Sáng 1/1, Thành ủy Huế tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế, trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ huyện Nam Đông và Đảng bộ huyện Phú Lộc (cũ). Đến dự lễ công bố có các UVTV Thành ủy: Phan Xuân Toàn, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy; Đặng Ngọc Trân, Trưởng ban Nội chính Thành ủy.

Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ huyện Phú Lộc trực thuộc Đảng bộ thành phố Huế

TIN MỚI

Return to top