ClockThứ Năm, 07/05/2015 18:02

Tập tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH - Tuy nhà nghiên cứu Dương Phước Thu (sưu tầm và chỉnh lý) thận trọng và khiêm tốn đặt tên cho công trình của mình là “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế”, nhưng thực chất đó là một cuốn sách hẳn hoi. Hơn thế, còn là cuốn sách quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ở một chừng mực nhất định, những tư liệu mà cuốn sách tập hợp, hệ thống và sắp xếp theo thứ tự thời gian, chỉnh lý và giới thiệu có “tuổi đời” cách ngày nay tròn 70 năm (1945 – 2015), được xuất hiện trên báo “Quyết Chiến là tờ nhật báo đầu tiên của cách mạng xuất bản ở Huế sau ngày 23/8/1945;…Quyết Chiến cũng là tờ báo đầu tiên đăng tải nhiều bức thư, sắc lệnh, điện văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; điện thư, bài viết của đồng bào các nơi gửi tới Người. Cũng như các thông tin hoạt động hàng ngày của Người và Phái bộ Việt Nam trong thời gian hoạt động ở Pháp từ đầu tháng 6/1946 cho đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, được xuất bản tại Huế và miền Trung” (1). Tuy tư liệu của cuốn sách chỉ “ghi lại” trong vòng hơn 1 năm (từ sau tháng 8/1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12 /1946), trên tờ báo Quyết Chiến nhưng lại chứa đựng rất nhiều thông tin “còn mới mẻ” về Chủ tịch Hồ Chí Minh (có những tư liệu rất ít gặp trong các công trình nghiên cứu về Bác trước đây, có những tư liệu chưa được bổ sung vào CD-Rom ở Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản năm 2013…). Sưu tầm tư liệu đã khó, chỉnh lý lại càng khó hơn. Điểm nổi bật của nội dung cuốn sách là ở phần chỉnh lý, cụ thể về xử lý và điều chỉnh văn bản, những chữ viết tắt đều được phục hồi nguyên trạng, ví dụ U.B.H.C, B.D.H.V, Hội G.B.S.B.N, 9.45 đều được phục hồi đầy đủ là Ủy ban Hành chính, Bình dân học vụ, Hội giúp binh sĩ bị nạn, 9/1945; chú thích những chữ “khó hiểu” và những chữ in sai chính tả đều được chỉnh lý theo chính tả hiện tại”… Điều ấy cho thấy năng lực “giải mã” tư liệu của người “chỉnh lý” rất công phu và khoa học, giúp cho người sử dụng tư liệu thuận lợi hơn.

Qua những tư liệu này, giúp người đọc và người nghiên cứu có thêm cơ sở khoa học để tham chiếu về những vấn đề còn chưa sáng tỏ, khẳng định rõ ràng và thuyết phục hơn về “tư tưởng cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, về con người hành động và bản lĩnh chính trị, lối ứng xử văn hóa, tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập, tự do của dân tộc” , với ứng xử mềm dẻo và linh hoạt “ứng bất biến, dĩ vạn biến” trong bối cảnh chống phá của thù trong giặc ngoài ở một thời điểm lịch sử đầy thử thách, cam go đối với Nhà nước non trẻ Việt Nam dân chủ cộng hòa, và với người cầm lái vững vàng và dũng cảm Hồ Chí Minh. Nghĩ xa hơn, cuốn sách tuy mỏng nhưng lại có độ dày về cơ duyên của Bác đối với Huế. Bởi mảnh đất này đã góp phần nuôi dưỡng và hình thành tư tưởng yêu nước của Người, để từ đó Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Âm vang Những năm tháng (hơn 10 năm) Bác Hồ và gia đình Người sống, lao động, học tập và tham gia hoạt động yêu nước mãi còn vang vọng nơi đây. Càng cho thấy rõ hơn không phải ngẫu nhiên mà tờ báo Quyết Chiến là một trong những tờ báo đầu tiên lúc bấy giờ ở Huế đăng tải nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là một cuốn sách đáng đọc, và cần được phổ biến rộng hơn, để góp một phần nhỏ vào việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách khoa học và sống động hơn. Không thể không nhắc đến “ý thức trách nhiệm nghiêm túc” của người sưu tầm và chỉnh lý cuốn sách này.


(1) Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế, tháng 1 năm 2015, tr 9.

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết ở Grand Prairie

Lễ hội đón Tết cổ truyền của người Việt đã làm sáng bừng Asia Times Square tại Grand Prairie (Texas) vào các ngày cuối tuần từ 17/1 đến ngày 2/2. Sự kiện hàng năm này đã thu hút hàng nghìn du khách, cùng nhau chào đón năm mới Ất Tỵ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam trên đất cờ hoa.

Tết ở Grand Prairie
Hương xuân chưa phai

Ngoại nói với tôi, dù tuổi ngoại đã cao, sức ngoại đã yếu, song ngoại vẫn còn “ham” Tết lắm!

Hương xuân chưa phai
Lễ Nguyên đán thời Nguyễn

Nguyên đán là một điển lễ triều hội của Triều Nguyễn, xưa lễ này gọi là “tiết Nguyên đán” (tết Nguyên đán). Theo quy định được tổ chức tại những địa điểm quan trọng gọi là “Ngự tiền” (là khu vực phía trước vua ngự - cụ thể là ở điện Thái Hòa và điện Cần Chánh). Lễ Nguyên đán còn tổ chức ở Từ Cung (sau này là cung Diên Thọ, nơi ở của thân mẫu nhà vua), ở điện Khôn Đức (sau này là cung Khôn Thái, nơi ở của hoàng hậu), ở Thanh Cung (nơi ở của Hoàng thái tử). Lễ tổ chức vào ngày mồng 1 Tết với những nghi tiết gắn liền điển lệ cung đình.

Lễ Nguyên đán thời Nguyễn
Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa

TIN MỚI

Return to top