ClockThứ Năm, 20/03/2014 05:43

Lưu giữ, quảng bá văn hóa bằng nghệ thuật ánh sáng

TTH - Hàng năm, đội ngũ nghệ sĩ nhiếp ảnh đem về cho Thừa Thiên Huế hàng chục giải thưởng quốc tế và trong nước, hàng trăm lượt tác phẩm được triển lãm trong khu vực và ở các vùng đất xa xôi về địa lý như Mỹ, Pháp, Canada... Nhiều cuộc triển lãm được trưng bày giới thiệu đến với công chúng, góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam.

Thời gian gần đây, phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật Thừa Thiên Huế không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng với một Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 24 hội viên, một Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật tỉnh với 60 hội viên và các CLB nhiếp ảnh nghệ thuật thành phố Huế, CLB nhiếp ảnh nữ Hải Vân... Sự lớn mạnh về tổ chức, phong phú đa dạng trong hoạt động sáng tác nghệ thuật đã tạo thành tổ chức Hội phát triển bền vững. Hội được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan văn hóa trong, ngoài tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị nhiếp ảnh có hoạt động phong trào mạnh, chất lượng sáng tác cao, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước trong giai đoạn đổi mới, phát triển hội nhập quốc tế.

Tác phẩm Du lịch đồng quê của Nguyễn Văn Thanh

Trong sự lớn mạnh ấy, có thể ghi nhận sự đóng góp của nhiều cá nhân, những người đã miệt mài lao động nghệ thuật và đã dành được nhiều danh hiệu, tước hiệu cao quý của Liên đoàn Nhiếp ảnh Nghệ thuật Quốc tế (FIAP), của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam bởi những cống hiến cho phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật của quốc gia và khu vực…

Nghệ sĩ Phạm Văn Tý, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tâm sự: “Nhìn lại chặng đường 61 năm hình thành và phát triển, chúng tôi luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của Nhiếp ảnh Việt Nam, của Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế. Phát huy truyền thống đó, thời gian tới, Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế sẽ đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, triển lãm, nâng cao chất lượng tác phẩm. Gắn nhiếp ảnh với phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đi sâu vào các góc cạnh của cuộc sống để tôn vinh giá trị văn hóa Huế. Chúng tôi mong muốn thông qua tác phẩm ảnh nghệ thuật, ấn phẩm xuất bản để quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước đến với bạn bè trên thế giới. Đồng thời xây dựng Hội phát triển bền vững, hướng mọi hoạt động sáng tác, triển lãm theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa VIII và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, góp phần xây dựng quê hương”.

Du khách thích thú trước những tác phẩm nghệ thuật

Trong giai đoạn đổi mới, phát triển, hội nhập, quê hương đang chuyển mình mạnh mẽ, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi mỗi nghệ sĩ nhiếp ảnh, mỗi một người cầm máy hướng tư duy nghệ thuật vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đưa nhiếp ảnh vào đời sống. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh đã ghi nhận khá đầy đủ những sự kiện diễn ra trên quê hương Thừa Thiên Huế. Tác phẩm nghệ thuật của họ thể hiện sinh động và chân thật, như nhân chứng phản ánh sự thay đổi sâu sắc của xã hội, của đời sống con người thật nhưng lung linh nên chứa đựng khả năng minh chứng mạnh mẽ.

Nghệ thuật ánh sáng được làm nên bởi tâm huyết của các nghệ sĩ Cố đô đã góp phần lưu giữ và quảng bá văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới một cách chân thực, sống động không chỉ trên sân chơi nghệ thuật tỉnh nhà.

Nghệ sĩ Phạm Văn Tý cho rằng: “Với tinh thần đó, các nghệ sĩ tỉnh nhà luôn nỗ lực không ngừng trong sáng tác để có những tác phẩm đẹp, góp phần giới thiệu, quảng bá với du khách về một vùng quê xinh đẹp trước thềm Festival Huế 2014”. Với sức sáng tạo mãnh liệt, chỉ với gần 2 tháng đầu năm 2014, anh chị em nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đem đến cho những người yêu thích cái đẹp của Cố đô và bạn bè xứ Huế một không gian ảnh nghệ thuật tuyệt vời giữa tháng ba. Phòng ảnh “Đất nước vào xuân” gồm 90 tác phẩm của 35 tác giả là sự hội tụ của những cái nhìn đầy trách nhiệm về xã hội, những thay đổi hàng ngày, hàng giờ trên quê hương của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đang được giới thiệu tại Bảo tàng Văn hóa Huế là một minh chứng...

Phước Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết ở Grand Prairie

Lễ hội đón Tết cổ truyền của người Việt đã làm sáng bừng Asia Times Square tại Grand Prairie (Texas) vào các ngày cuối tuần từ 17/1 đến ngày 2/2. Sự kiện hàng năm này đã thu hút hàng nghìn du khách, cùng nhau chào đón năm mới Ất Tỵ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam trên đất cờ hoa.

Tết ở Grand Prairie
Hương xuân chưa phai

Ngoại nói với tôi, dù tuổi ngoại đã cao, sức ngoại đã yếu, song ngoại vẫn còn “ham” Tết lắm!

Hương xuân chưa phai
Lễ Nguyên đán thời Nguyễn

Nguyên đán là một điển lễ triều hội của Triều Nguyễn, xưa lễ này gọi là “tiết Nguyên đán” (tết Nguyên đán). Theo quy định được tổ chức tại những địa điểm quan trọng gọi là “Ngự tiền” (là khu vực phía trước vua ngự - cụ thể là ở điện Thái Hòa và điện Cần Chánh). Lễ Nguyên đán còn tổ chức ở Từ Cung (sau này là cung Diên Thọ, nơi ở của thân mẫu nhà vua), ở điện Khôn Đức (sau này là cung Khôn Thái, nơi ở của hoàng hậu), ở Thanh Cung (nơi ở của Hoàng thái tử). Lễ tổ chức vào ngày mồng 1 Tết với những nghi tiết gắn liền điển lệ cung đình.

Lễ Nguyên đán thời Nguyễn
Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa

TIN MỚI

Return to top