ClockChủ Nhật, 18/08/2024 12:18

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

TTH - Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

“Hoa tay thảo nét vẽ”Dấu mốc của di sản Huế

 Họa sĩ trẻ Nguyễn Đình Việt bên tác phẩm của mình

Giới họa sĩ lần đầu đón chào họa sĩ trẻ Nguyễn Đình Việt tham gia Triển lãm nhóm 13 họa sĩ trẻ tại Newspace foundation Huế vào năm 2012, khi anh còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó đến nay, Việt có mặt khắp các trung tâm mỹ thuật trong cả nước từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh, Hội An.

Trước năm 2017, Nguyễn Đình Việt chọn nhiều đề tài về Huế để khai thác như các dòng series về xe xích lô, xe đạp... Sau này, anh chỉ tập trung vào các di tích và kiến trúc của Huế nơi còn đọng những điều cổ xưa, rêu phong và ký ức. Khi được hỏi, tại sao lại chọn đề tài về di sản Huế, Nguyễn Đình Việt đáp rằng: “Tôi đi theo dòng tranh này xuất phát từ tình yêu dành cho Huế. Trong quá trình theo học tại Huế, tôi đi ký họa tại Đại Nội, lăng tẩm. Ấn tượng của tôi lớn nhất về Huế là mưa và sương mù - đó là hai đặc sản nơi này. Tôi bắt đầu đam mê và dấn thân sáng tác từ đó, chủ yếu là các tác phẩm về chủ đề phong cảnh của Huế.”

 Tác phẩm Lăng vua Khải Định của Nguyễn Đình Việt

Dường như anh bị mê hoặc trước vẻ đẹp mộng ảo, thi vị của sương mù xứ Huế. Sương mù trên di tích, đền đài phủ màu rêu phong, gợi tính che đậy và ẩn giấu. Sương mù phủ lên màu phong cảnh, công trình kiến trúc, hiện vật… quyện cùng những trải biến thời gian đã tạo ra một tiền đề nghệ thuật. Nguyễn Đình Việt sử dụng bút pháp là chất sương mù để thể hiện điều đó. “Tôi chọn sương mù vì thấy hợp. Điều tôi muốn nói là hình ảnh ẩn trong cái sương đó. Tôi muốn nói về những thứ mình không thể nhìn thấy - những thứ được biểu hiện ở phía sau tác phẩm”. Bút pháp sương mù trong các tác phẩm hội họa của Nguyễn Đình Việt muốn kể câu chuyện về di sản.

Anh quan niệm, nghệ thuật không nhất thiết phải là tác phẩm “khổng lồ”, nghệ thuật cần tạo tác động đến người xem và kích thích phản ứng thẩm mỹ, lay động các giác quan. Các tác phẩm của anh vì thế không hướng đến việc tạo hình cho một tác phẩm táo bạo, kịch tính hay chỉ là trải nghiệm thị giác mà hướng đến sự hấp dẫn người xem về giá trị nghệ thuật, phát hiện các tín hiệu thẩm mỹ và đặc biệt là sự khơi gợi cảm xúc và sự quan tâm của cộng đồng về giá trị di sản, tinh thần bảo tồn văn hóa và lòng trắc ẩn đối với di sản tiền nhân. Do đó, tính biểu tượng được chọn lọc để kết nối với người xem, sự đồng cảm trước sức tàn phá, bào mòn của thời gian và tạo ra sự giao cảm bằng cách chia sẻ cảm xúc cá nhân, tạo ra vận động của ý thức gìn giữ, phát huy.

Bút pháp của Nguyễn Đình Việt kết hợp sử dụng kỹ thuật, chất liệu hiện đại và chủ nghĩa hiện thực nhằm truyền đạt một cách có ý thức về di sản, thời gian và sự vận động của đời sống qua những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Màu sắc trung tính được sử dụng trong bức tranh giúp tạo ra ảo giác của sương mù và hiệu ứng cho các vật thể hòa trộn vào nhau. Màu sắc được bút pháp sương mù thể hiện tính thống nhất giữa thiên nhiên và con người, là mối liên kết bền chặt, không thể tách rời, là dấu hiệu của sự bàng hoàng, củng cố cảm giác thăng hoa và sự tĩnh lặng của thời gian. Sương mù làm mềm cấu trúc của công trình và cảnh vật qua việc pha trộn những gam màu nhẹ nhàng tạo cảm giác tĩnh lặng, dễ chịu và thoáng đãng. Nguyễn Đình Việt tâm sự, anh muốn mang lại trải nghiệm không chỉ của sắc màu mà còn là sự suy ngẫm về di tích, quá khứ và sự giải phóng cảm giác. Sương mù đóng vai trò như một bức màn che phủ toàn bộ hiện thực của cảnh vật, để lại một phần mở của bố cục mơ hồ, ngỏ mời trí tưởng tượng lấp đầy những khoảng trống mờ ảo trong bức tranh, tạo cảm giác vừa kinh ngạc vừa nuối tiếc và thăng hoa trước vẻ đẹp của phế tích.

Với dòng tranh có bút pháp sương mù độc đáo, đề tài đặc biệt gắn với di sản Huế, Nguyễn Đình Việt muốn dựng dậy tinh thần nghệ thuật lãng mạn mang tính biểu tượng, nhấn mạnh vào trí tưởng tượng của cá nhân, mối quan hệ của cá nhân với tự nhiên, sự tồn tại với thời gian qua cách tiếp cận chủ quan về cái đẹp. Tác phẩm của Nguyễn Đình Việt chạm vào thị giác các khung cảnh đòi hỏi tưởng tượng trong những không gian ẩn, trong các khoảng thời gian khác nhau, dù cách đây vài thể kỷ vẫn luôn tạo sự tươi mới với người thưởng lãm.

Thời gian dễ tạo ra sự lãng quên, nhưng cái đẹp kỳ vĩ của tự nhiên, của con người tạo dựng là thứ không dễ gì quên lãng.

Lê Vũ Trường Giang
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

Tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), triển lãm “Truyền thống dệt limar bị lãng quên” đang mang đến cho những người đam mê dệt may và du khách cơ hội để khám phá những câu chuyện lịch sử hình thành nên loại vải có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Bàn giao, đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại lăng Gia Long

Ngày 15/4, Công ty TNHH Gbike (Viet PM) phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện Lễ bàn giao và đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại Lăng Gia Long. Đồng thời, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ phụ trợ như ứng dụng công nghệ chia sẻ xe đạp GCOO, sạc điện và bảo trì xe đạp điện.

Bàn giao, đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại lăng Gia Long

TIN MỚI

Return to top