ClockChủ Nhật, 14/08/2022 09:59

Du thuyền triều Nguyễn qua vài tư liệu xưa

Xe kiệu thời Nguyễn

Vua Thiệu Trị từng có bài thơ “Sông Hương”, tả cảnh một buổi sáng dạo chơi trên sông Hương:

“Sông thẳm, nguồn sâu, bảo vệ thành

Dạo chơi tản mát sáng trời thanh

Nước trong gợn sóng lăn tăn bọt

Gió thoảng, đò đưa, mái vỗ nhanh…”

Bài thơ này cho thấy, vua dạo sông Hương bằng du thuyền dành cho hoàng cung. Tuy trong bài thơ nói trên vua Thiệu Trị vẫn dân dã gọi tên là đò, song thực tế đò của vua sang trọng gấp bội lần. Vậy, chiếc du thuyền triều Nguyễn có hình hài như thế nào?

Từ hồi ức của Michel Đức Chaigneau

Michel Đức Chaigneau có mẹ là một phụ nữ Huế, cha là võ quan được vua Gia Long trọng dụng nên Michel Đức Chaigneau thường xuyên được theo cha vào cung. Với cuộc đời gắn bó rất mực với Huế, trong hồi ức của mình đã mô tả “Thuyền ngự: cung điện nổi trên sông Hương”. Ông viết: Trong những chuyến du ngoạn hay nghỉ trưa, những lúc nắng nóng, nhà vua có một thuyền ngự như một cung điện nổi, gồm một tòa kiến trúc chính, bốn mặt khép lại với những phần mộc và những khoảng trống mở ra có mành che… Tất cả phần mộc và mành đều được sơn quét nhiều màu và đây đó có nhũ vàng. Giữa căn trước và căn sau có một cột buồm, trên cùng treo lá cờ của vương triều. Cả khối nhà trông giống như một cung điện bình thường, nhưng với kích thước hạn chế hơn, được đặt trên một chiếc thuyền rộng lớn và phẳng, khi di chuyển trong những lần đi dạo, được neo vào sáu hay tám chiếc chiến thuyền có từ năm mươi đến bảy mươi tay chèo.

Tháng 9/1924, thuyền của Thái hậu và các bà phi coi đua thuyền trên sông Hương trong lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ tuần đại khánh) của vua Khải Ðịnh

Cung điện nổi khi vua sử dụng còn có một con thuyền nhỏ đi kèm theo ngay phía sau được làm từ gỗ nguyên khối (độc mộc), ở phần trung tâm có một cái mái hiên với một trần mùng có viền vải lụa màu vàng, được bốn hay sáu tay chèo phục vụ. Họ gọi là thuyền câu và thực tế là được dùng như thế, nhưng công dụng chính là mang những lệnh vua ban truyền đến các quan…

Đến bài viết của Hiệu trưởng Trường Hậu Bổ

Ông Nguyễn Đình Hòe, Hiệu trưởng Trường Hậu Bổ từ năm 1911, trong thời gian làm đốc giáo đã có nhiều khảo cứu quan trọng. Trong một khảo cứu công bố năm 1916, ông nhắc lại hồi ức về thuyền ngự của Michel Đức Chaigneau, đồng thời đi sâu vào mô tả kỹ càng hơn. Ví dụ về chạm trổ: Thuyền các quan không được vượt quá một giới hạn nào đó về chạm khắc và sơn son thếp vàng. Chỉ có vua và các ông hoàng mới có những chiếc thuyền được chạm theo những đề tài như con rồng, hay thếp vàng toàn bộ diện tích chạm.

Thuyền dành cho vua du ngoạn hay nghỉ trưa trong thời tiết nóng nực là một lâu đài nổi, gồm một gian nhà chính, bốn phía được lắp ghép bằng gỗ, có nhiều cửa sổ có mành che, có phòng khách và phòng của vợ vua. Còn hai nhà phụ phía trước và sau dùng để làm chỗ đi lại phục vụ. Các tường gỗ và mành đều sơn đủ màu sắc, lấm chấm thếp vàng. Giữa nhà giữa và nhà sau là cột buồm, có treo cờ vàng.

Muốn di chuyển thuyền ngự, các tay chèo phải tập luyện thường xuyên, ít khi có người chèo lạc nhịp. Có một viên chỉ huy cầm hai thanh trắc để gõ nhịp chèo. Có khi người chỉ huy bắt một bài hát. Suốt nhịp hát thì mái chèo dưới nước, cuối nhịp hát thì mái chèo cất lên và đoàn chèo đồng thanh hô tiếng “háo”. Đôi khi đoàn vừa chèo vừa hát một nhịp không có tiếng “háo” đồng loạt. Điều đáng chú ý là chỉ thuyền của vua và các ông hoàng mới có chỉ huy gõ trắc.

Ông Nguyễn Đình Hòe kể khá kỹ về các loại thuyền thời vua Tự Đức và ông gọi là các Ngự Châu (thuyền vua). Vua Tự Đức rất quý chiếc Tế Thống (nghĩa là đi khắp nơi). Chiếc tàu này dài được 30m rộng 4m. Toàn bộ kín, vua ở trên lầu, phi tần ở ba phòng dưới. Đằng mũi chạm trổ nhiều và sơn son thiếp vàng một đầu rồng, đằng sau là hai hình rồng trườn ra. Thuyền được 4 đến 5 thuyền kéo và mỗi thuyền kéo có 24 đến 32 tay chèo.

Chiếc thuyền có tên Yến Dư (thuyền an dưỡng) dành riêng cho Hoàng thái hậu Đức Từ Dũ khi bà đi cùng vua Tự Đức. Chiếc thuyền này có kích thước bằng chiếc Tế Thống nhưng không có lầu. Nó được kéo cho hai hay bốn thuyền. Đằng mũi có trang trí con phụng, đằng sau hai con phụng, trên thuyền đều do nữ tì trong cung hầu hạ.

Khi đi săn vua Tự Đức thường dùng chiếc Tương Đắc (nghĩa là hợp ý), là một chiếc thuyền nhỏ được điều khiển và vận động bởi các phụ nữ được gọi là ban nhân (đàn bà hầu hạ). Được tuyển vào như lính, những đàn bà này làm công việc chèo đò.

Chiếc Tường Long (rồng bay) cũng giống như chiếc Tương Đắc nhưng được vận động bởi các tay chèo của các Long Thuyền. Vua Tự Đức cũng dùng thuyền này để đi săn bắn. Cũng trên chiếc thuyền này người kế thừa là vua Đồng Khánh đã ngồi để đi qua nhà Phái bộ Pháp năm 1985, để thăm Thiếu tướng De Coucy.

Vua cũng có chiếc Bình Định (thuyền bằng) đơn giản hơn các chiếc trước mà vua dùng để dạo chơi hay săn bắn trong các vùng rất gần thành phố. Chiếc Lê Thuyền (thuyền đen) là một trong các chiếc thuyền thuộc loại kéo được vận động do các tay chèo của đoàn thủy sư.

Vào năm 1876, ông Bùi Viện đã dâng bản tấu lên vua Tự Đức đề nghị thành lập một “đội hải quân đi tuần khắp miền duyên hải nước ta” với chức trách cụ thể là “vận tải lương tiền của Nhà nước, hộ vệ các nhà buôn và trừ diệt những giặc bể còn đương hoành hành ở Biển Đông”. Vua Tự Đức ngay lập tức chấp thuận, giao cho Bùi Viện chức Tham biện thương chính kiêm Tuần hải nha Chánh quản đốc. Từ khi thành lập, Tuần dương quân của Bùi Viện đã phát huy được sức mạnh của một đội thủy quân triều đình gìn giữ cương giới biển. Đội quân này từng giao chiến nhiều trận với giặc biển Tàu Ô, có lần truy kích chúng đến tận đảo Hải Nam, Trung Quốc. Từ đó, bọn cướp biển không dám liều lĩnh xâm phạm vùng biển nước ta như trước nữa.

Bài, ảnh: VÕ TRIỀU SƠN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình

“Những chiếc chuông không chỉ là di sản của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghệ thuật đương đại” - nhận định này được PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra tại hội thảo “Chuông đồng thời Nguyễn – Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”.

Chuông đồng - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình
Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thêm nguồn lực mới
Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”

Sau hơn 60 năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội) - một trong ba ngôi điện quan trọng mang tính biểu tượng của vương triều Nguyễn sẽ được triển khai tu bổ, phục hồi đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 năm nay.

Đếm ngược ngày điện Cần Chánh được “hồi sinh”
Du thuyền liên tục đầu tiên trên thế giới chính thức khởi hành

Du thuyền Odyssey của Hãng du thuyền Villa Vie Residences, du thuyền liên tục đầu tiên trên thế giới đã chính thức khởi hành hồi đầu tuần này từ thủ đô Belfast của Bắc Ireland, sau khi bị “mắc kẹt” tại thành phố này trong nhiều tháng khi con tàu phải trải qua quá trình sửa chữa không mong đợi.

Du thuyền liên tục đầu tiên trên thế giới chính thức khởi hành
Điểm đến

Sáng Chủ nhật 30/6, ở khu cồn mồ Ngũ Tây (phường An Tây, TP. Huế) ở mé trái chùa Thuyền Tôn đã diễn ra một nghi lễ cúng tạ lăng mộ.

Điểm đến

TIN MỚI

Return to top