ClockThứ Năm, 17/12/2015 16:23

Địa chí văn hóa làng

TTH - Gần đây ở Thừa Thiên Huế xuất hiện một số cuốn địa chí, công trình khảo cứu về làng. Tiêu biểu là các cuốn sách “Địa chí văn hóa làng Mỹ Lợi” của nhóm tác giả Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu và Huỳnh Đình Kết, “Sống ở làng” của Lê Bá Kỳ, hay các công trình khảo cứu về các làng Hải Cát, làng Phước Tích của Nguyễn Hữu Thông và các cộng sự ở Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế. Bên cạnh làng, cũng đã xuất hiện những cuốn địa chí xã, huyện và cả tỉnh. Cuốn “Địa chí Thừa Thiên Huế” xuất bản được 4 tập. 

So với xã, huyện hay tỉnh, đọc địa chí văn hóa làng vẫn cảm thấy thú vị hơn nhiều. Một phần do cách viết của các tác giả, phần nữa cũng rất quan trọng là do không gian văn hóa làng vốn gần gũi, gắn bó từ bao đời nay với mỗi con người. Những cư dân từ phía bắc “nam tiến” vào Thuận Hóa xưa khẩn hoang và mưu sinh, đã quần tụ và sinh sống bên nhau đầu tiên bên trong các làng ấp. Trải qua bao thay đổi, văn hóa làng với những thiết chế văn hóa truyền thống, lối sống và phong tục tập quán riêng có vẫn được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Nó khác với các xã, huyện hay tỉnh có nhiều thay đổi và là một đơn vị tập hợp mang nặng tính chất hành chính.

Khảo sát về làng ở Thừa Thiên Huế, dễ dàng nhận thấy sự phong phú, đa dạng đến bất ngờ các kho tàng văn hóa tiềm ẩn bên trong những lũy tre xanh. Đằng sau những đặc trưng chung của cái gọi là văn hóa làng xã là những khám phá đến từ mỗi làng quê. Ví như Hải Cát là một ngôi làng ven đô, nhưng quá trình hình thành và phát triển đã có những nét đặc thù không giống với những ngôi làng kế cận. Chính cái thiêng của thần nữ Thiên Y A Na đã chi phối không ít đến lịch sử hình thành, cấu trúc ngôi làng, mối quan hệ và ứng xử trong tổ chức, thiết chế lẫn cơ chế vận hành. Hay như làng Mỹ Lợi, đứa con muộn của xứ Thuận Hóa, quá trình khai sinh và trưởng thành đã có những nét độc đáo riêng. Nói như nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu, nó như đám cây xanh vẫn mọc lên tươi tốt giữa cồn cát trắng.
Chính sự phong phú và khác biệt của các thôn làng ở Thừa Thiên Huế đặt ra vấn đề cần thiết phải có nhiều hơn nữa những công trình địa chí và khảo cứu về làng. Đó là cách ôn cố tri tân, tìm hiểu để bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa xưa, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay khi mà vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có quá trình đô thị hóa, đã và đang có không ít những giá trị truyền thống bị xem thường và dần bị mai một theo thời gian. Không thể lập kế hoạch phát triển cho mỗi vùng đất mà không biết gì về tiềm năng, lịch sử và đặc biệt là những giá trị văn hóa mang tính đặc thù. Chính những công trình địa chí, khảo cứu và ghi chép tâm huyết, công phu về làng quê sẽ là cơ sở để khởi đầu cho việc hình thành kế hoạch phát triển đó.
Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tết ở Grand Prairie

Lễ hội đón Tết cổ truyền của người Việt đã làm sáng bừng Asia Times Square tại Grand Prairie (Texas) vào các ngày cuối tuần từ 17/1 đến ngày 2/2. Sự kiện hàng năm này đã thu hút hàng nghìn du khách, cùng nhau chào đón năm mới Ất Tỵ để giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam trên đất cờ hoa.

Tết ở Grand Prairie
Hương xuân chưa phai

Ngoại nói với tôi, dù tuổi ngoại đã cao, sức ngoại đã yếu, song ngoại vẫn còn “ham” Tết lắm!

Hương xuân chưa phai
Lễ Nguyên đán thời Nguyễn

Nguyên đán là một điển lễ triều hội của Triều Nguyễn, xưa lễ này gọi là “tiết Nguyên đán” (tết Nguyên đán). Theo quy định được tổ chức tại những địa điểm quan trọng gọi là “Ngự tiền” (là khu vực phía trước vua ngự - cụ thể là ở điện Thái Hòa và điện Cần Chánh). Lễ Nguyên đán còn tổ chức ở Từ Cung (sau này là cung Diên Thọ, nơi ở của thân mẫu nhà vua), ở điện Khôn Đức (sau này là cung Khôn Thái, nơi ở của hoàng hậu), ở Thanh Cung (nơi ở của Hoàng thái tử). Lễ tổ chức vào ngày mồng 1 Tết với những nghi tiết gắn liền điển lệ cung đình.

Lễ Nguyên đán thời Nguyễn
Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ

Ông có những câu thơ hết sức tài hoa như: Thiếu sam nhân ỷ châu lan khúc/ Mang sát vương tôn tử mạch đầu”...

Nhà thơ “Vy Dã” ở Vỹ Dạ
Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa

TIN MỚI

Return to top